Tiếp tục tăng cường đảm bảo ATTP trong năm 2018
TheínhphủyêucầuthíđiểmthanhtrachuyênngànhATTPtạiđịaphươsố liệu thống kê về al shorta gặp al-nassro thông tin từ Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), trong năm 2017, cả nước đã thành lập 22.441 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tỷ lệ đạt yêu cầu tăng từ 91% (năm 2016) lên 97,3% (năm 2017). Đáng chú ý, cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các mẫu thực phẩm không phát hiện có chứa chất cấm trên gần 10.000 mẫu tại các chợ, cơ sở giết mổ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0,06% giảm 2,05%. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm chỉ tiêu vi sinh chiếm tới 26,7% số mẫu được kiểm tra so với mức 9,35% của năm 2016. Số tiền phạt vi phạm ATTP trong hoạt động kinh doanh nông lâm thuỷ sản là trên 80 tỷ đồng.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 13.540 vụ phạt trên 27,7 tỷ đồng, thu giữ tang vật trên 25 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện 6.477 vụ việc, tăng 25% so với năm 2016, xử phạt 36 tỷ đồng, khởi tố, điều tra các vụ việc nghiêm trọng.
Trước tình hình các vi phạm ATTP có chiều hướng phức tạp, ngành y tế Hà Nội đã cho triển khai công tác ATTP năm 2018 với mục tiêu tiếp tục nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, đẩy mạnh thông tin về ATTP; đồng thời chú trọng các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm, duy trì, nhân rộng các mô hình điểm về ATTP.
Cụ thể, duy trì và nâng cao năng lực hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm từ thành phố tới quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Thực hiện các chuyên đề về ATTP như dịch vụ ăn uống, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền, thức ăn đường phố và các chuyên đề khác theo phân cấp và thực trạng ATTP trên địa bàn...
Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện công tác đảm bảo ATTP tại bếp ăn tập thể trong trường học, cơ quan, đơn vị và các khu công nghiệp. Tổ chức diễn tập điều tra xử lý vụ ngộ độc thực phẩm đông người tại tuyến quận, huyện, thị trấn. Đảm bảo ATTP tại các hội nghị, sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố và các đợt cao điểm như dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu... Bên cạnh đó, ngành y tế Hà Nội sẽ điều tra xử lý 100% vụ ngộ độc thực phẩm khi được thông báo.