当前位置:首页 > Cúp C1

【số liệu thống kê về santos laguna gặp pachuca】Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội từ RCEP do chưa hiểu rõ các cam kết

Nhật Bản,ơbỏlỡcơhộitừRCEPdochưahiểurõcáccamkếsố liệu thống kê về santos laguna gặp pachuca Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Trung Quốc chính thức hoàn tất tiến trình thông qua RCEP
Thách thức từ RCEP là động lực để Việt Nam vượt lên trên các cam kết
tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ Chương trình Australia Hỗ trợ Cải cách Kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, sáng 5/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – Những điều doanh nghiệp cần biết”.

RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua. Theo đánh giá, RCEP là một FTA thế hệ mới có quy mô lớn nhất thế giới với 15 thành viên (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand), chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.

Hơn nữa, RCEP bao gồm gần như toàn bộ các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam: thương mại giữa Việt Nam với các đối tác RCEP chiếm hơn một nửa (55%) tổng thương mại của Việt Nam năm 2020 (trong đó xuất khẩu chiếm 41%, nhập khẩu chiếm 71%); đầu tư trực tiếp từ các nước RCEP vào Việt Nam lũy kế đến tháng 10/2021 cũng chiếm tới 62% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Chính vì thế, tại sự kiện các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá, RCEP mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP, trước hết doanh nghiệp cần hiểu về Hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như các tác động dự kiến của các cam kết này. Bởi thực tế khi thực hiện 14 FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam cho thấy một trong những lý do mà nhiều cơ hội FTA đã bị bỏ lỡ do các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về các cam kết FTA.

Do đó, theo bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, những cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và từ RCEP nói riêng sẽ khó có thể được hiện thực hóa, nếu thiếu sự chuẩn bị đồng lòng và quyết tâm thực hiện của doanh nghiệp.

Theo một Khảo sát của VCCI năm 2020, tỷ lệ hiểu biết ở mức tương đối về các cam kết FTA của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ đạt 23%. Các cam kết FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như RCEP thường không dễ tìm hiểu do số lượng các cam kết đồ sộ, nội dung phức tạp.

Vì vậy, chuyên gia đến từ CIEM khuyến nghị, để tận dụng cơ hội từ RCEP, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần lấy các FTA đã có như CPTPP, EVFTA để làm tiêu chuẩn định hướng, cần tránh việc tiếp cận cứng nhắc và phải hài hòa bộ ba: chính sách công nghiệp – chính sách đầu tư – chính sách thương mại.

Cũng tại Hội thảo, VCCI đã công bố Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định EVFTA” - ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về các cam kết quan trọng của RCEP cho doanh nghiệp.

分享到: