【coi kết quả bóng đá】Kinh tế phục hồi, thu ngân sách lấy lại đà tăng trưởng
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Phương Anh |
Thu nội địa tăng khá so với dự toán
Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 5 ước đạt 150,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,9% dự toán, bằng 80,8% mức thu bình quân tháng của 4 tháng đầu năm (186,9 nghìn tỷ đồng/tháng).
Chính sách miễn, giảm thuế, phí tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và số thu nộp NSNN (thu từ 3 khu vực kinh tế ước đạt 54,1% dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ). Thu tiền sử dụng đất tiếp tục được cải thiện (mặc dù mới đạt khoảng 32,9% dự toán, nhưng tăng 91,2% so cùng kỳ). |
Trong đó: Thu nội địa tháng 5 ước đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, bằng 8,2% dự toán. Thu từ dầu thô tháng 5 ước đạt 5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,9% dự toán. Thu xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 37,9 nghìn tỷ đồng, bằng 10,1% dự toán.
Lũy kế 5 tháng thu NSNN ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 14,8% (so cùng kỳ năm 2023), trong đó: thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 56,5% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 49,1% dự toán.
Trong đó: 5 tháng, thu nội địa ước đạt 757,5 nghìn tỷ đồng, bằng 52,4% dự toán, tăng 16,8%. 5 tháng, thu từ dầu thô ước đạt 24,7 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, giảm 5,5%.
Lũy kế 5 tháng thu cân đối từ xuất nhập khẩu ước đạt gần 116,2 nghìn tỷ đồng, bằng 57% dự toán, tăng 7,8%, trên cơ sở: tổng số thu thuế ước đạt 164,7 nghìn tỷ đồng, bằng 43,9% dự toán, tăng 6,8%; hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo chế độ khoảng 48,5 nghìn tỷ đồng, bằng 28,4% dự toán.
Phát biểu tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá, kết quả những tháng đầu năm là tích cực, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đối mặt nhiều thách thức. Tăng trưởng kinh tế có bước hồi phục, quý I đạt 5,66%, xuất nhập khẩu đạt 238 tỷ USD, xuất siêu đạt 8,4 tỷ USD. Về tình hình thu NSNN, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, các cơ quan tài chính đã hết sức nỗ lực. Đến nay, thu NSNN đã đạt hơn 52% dự toán, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh tăng 12,7%
Theo phân tích của Bộ Tài chính, trong số thu nội địa, các khoản thu từ nhà, đất ước đạt 90,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35,2% so với dự toán, tăng 78,2% (so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu do các địa phương đã tổ chức tốt công tác đấu giá đất, giao đất cho các dự án từ cuối năm 2023 phát sinh số nộp tiền sử dụng đất đầu năm 2024, một số địa phương phát sinh thu tiền thuê đất một lần của một số dự án.
Thu từ 3 khu vực sản xuất kinh doanh (chiếm 50,9% dự toán thu nội địa) ước đạt 54,1% dự toán, tăng 12,7%, chủ yếu do các doanh nghiệp đã tạm nộp 3/5 kỳ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2024 (gồm: kỳ quý IV/2023, kỳ quyết toán năm 2023, kỳ quý I/2024). Thu thuế thu nhập cá nhân ước đạt 55% dự toán, tăng 13,9%. Thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 43,6% dự toán, tăng 20,3%. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 62,3% dự toán, nhưng giảm 5,5% so với cùng kỳ...
Số thu nội địa đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ phản ánh tác động nền kinh tế phục hồi (tăng trưởng quý I đạt 5,66%, cùng kỳ năm 2023 đạt 3,41%). Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và số thu nộp NSNN (thu từ 3 khu vực kinh tế ước đạt 54,1% dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ). Thu tiền sử dụng đất tiếp tục được cải thiện (mặc dù mới đạt khoảng 32,9% dự toán, nhưng tăng 91,2% so cùng kỳ).
Bên cạnh đó phát sinh một số khoản thu đột biến như thu: chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước (đã nộp trên 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,65 nghìn tỷ đồng so dự toán). Cơ quan Thuế đã tăng cường công tác thu, chống thất thu, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ đọng thuế (ước tính đến hết tháng 5 đã xử lý, thu hồi được 37,1 nghìn tỷ đồng nợ đọng thuế).
Ngoài ra, số thu tăng mạnh (so với cùng kỳ) còn do năm 2023 thực hiện chính sách gia hạn thuế và tiền thuê đất, theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ, làm giảm thu trong thời gian được gia hạn trong 5 tháng đầu năm khoảng 38 nghìn tỷ đồng, năm 2024 không phát sinh số thuế được gia hạn (không tính yếu tố gia hạn này, thu nội địa 5 tháng tăng 10,4%).
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 23/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt trên 50% dự toán: 52/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ.
Về cân đối NSNN, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 27/5/2024, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành gần 126 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, kỳ hạn bình quân 11,1 năm, lãi suất bình quân 2,24%/năm.
Trình nhiều giải pháp giảm, gia hạn nhiều khoản thuế cuối nămĐể tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong tháng 5, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội báo cáo về kết quả thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT, theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội; trong đó kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (dự kiến tác động làm giảm thu NSNN thêm khoảng 24 nghìn tỷ đồng). Đồng thời, Bộ Tài chính đã xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, trên cơ sở đó đang tiếp thu, hoàn thiện trình Chính phủ xem xét ban hành các nghị định về gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024 (với quy mô dự kiến khoảng 84 nghìn tỷ đồng); gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong năm 2024 (với quy mô dự kiến khoảng 8,56 nghìn tỷ đồng). Bộ Tài chính đang xin ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền đã miễn, giảm ước tính đến hết tháng 5 khoảng 38,9 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ về NSNN. Theo đó, các cơ quan quản lý thu NSNN tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra thuế, rà soát các nguồn thu, chống thất thu, nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản, rà soát giá tính thuế sát giá thị trường; hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới. Đồng thời, cơ quan thuế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế GTGT, đảm bảo hoàn thuế đúng quy định của pháp luật; tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, hiện đại công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử. Qua thống kê cho thấy, đến nay toàn bộ 15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, 18.705 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã triển khai phát hành hóa đơn điện từ khởi tạo từ máy tính tiền. Bên cạnh đó, cơ quan thuế tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an đẩy mạnh chuẩn hóa mã định danh công dân làm mã số thuế, tạo nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số... |