当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ngoại hạng.anh】Sóc Giang (Cao Bằng) là cửa khẩu song phương 正文

【ngoại hạng.anh】Sóc Giang (Cao Bằng) là cửa khẩu song phương

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-10 09:19:53

soc giang cao bang la cua khau song phuong

Cửa khẩu Sóc Giang. Ảnh: T.Bình.

Trong vản bản gửi các bộ,ócGiangCaoBằnglàcửakhẩusongphươngoại hạng.anh ngành Trung ương, ông Hoàng Xuân Ánh- Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1314/QĐ-TTg nâng cấp cửa khẩu Sóc Giang từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính. Tiếp đó, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo về việc này.

Thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho cặp cửa khẩu Sóc Giang- Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc).

Tháng 10-2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công hàm gửi Bộ Ngoại giao nước ta công nhận cửa khẩu Bình Mãng là cửa khẩu song phương.

Ngày 30-3-2016 vừa qua, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức công bố là cửa khẩu loại I quốc gia.

Ngày 11-5, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang (Cục Hải quan Cao Bằng) Linh Văn Lý cho biết: Hoạt động XNK qua địa bàn vẫn chưa thực sự sôi động, hàng hóa XNK từ đầu năm 2016 đến nay chưa đầy 500.000 USD. Trong đó hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt điều và hàng nhập khẩu có 1 tờ khai là gỗ xoan. Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện công tác giám sát đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.

“Sau khi được cơ quan chức năng 2 bên công nhận cặp cửa khẩu song phương, chính quyền Cao Bằng và Quảng Tây (Trung Quốc) đang có nhiều động thái xúc tiến hoạt động đầu tư, thương mại qua cặp cửa khẩu Sóc Giang- Bình Mãng”- ông Linh Văn Lý cho biết thêm.

Cao Bằng là địa phương có tuyến biến giới đường bộ với Trung Quốc dài nhất với đường biên giới hơn 330 km. Cục Hải quan Cao Bằng cũng là đơn vị có nhiều Chi cục hải quan cửa khẩu với Trung Quốc nhất trong số các Cục Hải quan biên giới giáp với Trung Quốc.

Ngoài Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang còn có 4 chi cục khác gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng; Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh; Chi cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo; Chi cục Hải quan cửa khẩu Bí Hà.

Theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (được ký năm 2009) trên tuyến biên giới Cao Băng được xác định có 2 cặp cửa khẩu song phương đã được xây dựng Trà Lĩnh- Long Bang; Tà Lùng- Thủy Khẩu.

Các cặp cửa khẩu sẽ được mở (cửa khẩu song phương) khi có đủ điều kiện gồm: Sóc Giang- Bình Mãng; Pò Peo- Nhạc Vu; Lý Vạn- Thạc Long; Hạ Lang- Khoa Giáp.

Theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Cửa khẩu song phương được mở cho người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác còn hiệu lực của hai Bên, người mang Giấy thông hành xuất – nhập cảnh vùng biên giới, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải; cửa khẩu quốc tế được mở cho người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác còn hiệu lực của hai Bên, người mang Giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới hoặc người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác còn hiệu lực của nước (khu vực) thứ ba, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải; về thị thực cho người, căn cứ vào các thỏa thuận liên quan của hai Bên để thực hiện.

Người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải xuất nhập qua biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm tại cửa khẩu.

Việc cấp và sử dụng Giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới thực hiện theo “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh