Phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy,ẹpkhoảngcáchtiềnlươnggiữanamvànữtỷ số và tỷ lệ bóng đá ma cao sửa đổi Bộ luật Lao động có thể giúp thu hẹp khoảng cách về lương giữa hai giới. Theo đó, cần thiết lập khung pháp lý bình đẳng để giải quyết khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ.
Nữ giới kiếm được ít tiền hơn nam giới trong mọi nghề nghiệp
Nghiên cứu của WB cho thấy, khoảng 76% phụ nữ Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao hơn hầu hết các nước. Tuy nhiên, số nữ tự làm chủ hoặc không nhận được bất kỳ thu nhập nào cho lao động của mình cao hơn nhiều hơn so với nam. Vì vậy, trong khi nữ giới có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao ở Việt Nam, loại công việc họ đang làm được trả công ít hơn công việc do nam giới đảm nhận.
Tăng tuổi hưu cũng giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ. Nguồn: WB
Phân tích của WB dựa trên tiền lương được đo trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 cho thấy, có khoảng cách khá rõ về tiền lương giữa hai giới nam và nữ. Quan sát cho thấy nam và nữ không được trả cùng mức tiền công đối với cùng một công việc. Nữ giới làm việc trong cùng ngành nghề với nam giới, bằng tuổi với nam giới, có đặc điểm nhân khẩu học như nam giới và sống cùng khu vực với nam giới nhưng có thu nhập thấp hơn nam giới khoảng 15,4% vào năm 2011.
Con số này giảm xuống 12,5% vào năm 2014 và khoảng 12% năm 2015 - một dấu hiệu tích cực cho thấy khoảng cách giới đang được thu hẹp. Tuy nhiên, khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ, chủ yếu trong một số ngành nghề nhất định, vẫn tồn tại. Nữ giới kiếm được ít tiền hơn nam giới trong mọi loại nghề nghiệp, trừ nghề thư ký, trợ lý hành chính. Vì vậy, dù họ là cán bộ quản lý hay làm các ngành nghề hoặc dịch vụ không có kỹ năng, nữ vẫn có thu nhập thấp hơn nam.
Thiết lập khung pháp lý bình đẳng
Các chuyên gia WB cho rằng, một số điều trong Bộ luật Lao động của Việt Nam có thể tăng khoảng cách giới. Vì vậy, WB đề xuất một số sửa đổi cho phiên thảo luận về Bộ luật Lao động sửa đổi trong kỳ họp Quốc hội lần này, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6/2019. TS. Wendy Cunningham - chuyên gia kinh tế trưởng của WB và các cộng sự của mình đã đề xuất 6 lĩnh vực cải cách trong báo cáo khuyến nghị cải cách Bộ luật Lao động. Trong đó, nhấn mạnh việc thiết lập khung pháp lý bình đẳng để giải quyết khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ.
TS. Wendy Cunningham cho rằng, Bộ luật Lao động cần xác định các nguyên tắc cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử và khái niệm về giới và bình đẳng. Cần có quy định để xác định giá trị như nhau nghĩa là gì. Các vấn đề này đặc biệt quan trọng vì dữ liệu cho thấy nữ giới trong cùng ngành nghề, cùng trình độ học vấn và trong cùng khu vực địa lý đang có thu nhập thấp hơn so với nam giới. Hai là không đặt phụ nữ vào tình thế bất lợi từ trước khi được tuyển dụng. Ý tưởng chính trong lĩnh vực cải cách này là nam và nữ cần được tự do hơn để làm việc trong bất kỳ loại công việc nào, không phân biệt giới. Tiếp đó là đảm bảo an toàn trong công việc phi chuẩn mà phụ nữ thường tham gia (người làm nghề dọn dẹp, giúp việc nhà)…
Các chuyên gia của WB cũng đặc biệt lưu ý đến cải cách tăng tuổi nghỉ hưu và đã xác định được lợi ích và chi phí của việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng như giảm khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Ba kịch bản được xem xét: Kịch bản 1: tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 lên 60, tuổi nghỉ hưu của nam vẫn giữ ở ngưỡng 60; kịch bản 2: tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 lên 60 và tuổi nghỉ hưu của nam từ 60 lên 62 (kịch bản này được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất); kịch bản 3: tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ lên 62.
Theo tính toán của WB, nếu không còn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ và tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 60, lợi ích ròng hàng năm của kịch bản 1 là 6.891,9 tỷ đồng (tương đương 313 triệu USD), bằng 0,125% GDP. Trong kịch bản 2, tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, lợi ích đối với nữ cũng giống như kịch bản đầu tiên nhưng lợi ích đối với nam cao hơn. Lợi ích ròng hàng năm của kịch bản 2 khoảng 0,218% GDP. Trong kịch bản 3, lợi ích ròng hàng năm đạt giá trị lớn nhất và được ước tính là 0,262% GDP và lợi ích giữa hai giới tương đối giống nhau.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng là phải xem xét việc thực hiện và tính khả thi khi đánh giá hiệu quả của các sửa đổi trong Bộ luật Lao động nhằm thúc đẩy công bằng giới. Trong đó, các nhà hoạch định chính sách cần tham vấn cộng đồng và đưa ra các quy định cân bằng về những chính sách khuyến khích đối với người sử dụng lao động để nam và nữ có quyền tiếp cận như nhau, cũng như nam và nữ được nhìn nhận có giá trị như nhau trong vai trò người lao động.
Thảo Miên