Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa,ứtrưởngTrầnVănTùngTiếptụcđưakhoahọcvàcôngnghệpháttriểnlênmộttầmcaomớket qua bong da cup c2 hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã có những bước phát triển và tăng trưởng khá trên mọi mặt, trong bước phát triển đó có đóng góp của ngành khoa học và công nghệ.
Năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã từng bước rút ngắn “khoảng cách” so với khu vực và thế giới. Cơ chế, chính sách quản lý khoa học và công nghệ cũng đã hướng đến tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế… Để rõ hơn về những đóng góp của ngành khoa học và công nghệ thời gian qua, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng.
Xin Thứ trưởng đánh giá tổng quan về những đóng góp của ngành khoa học và công nghệ trong sự phát triển chung của đất nước trong năm 2019 cũng như thời gian qua?
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với sứ mệnh được định hình là phục vụ đắc lực mục tiêu quốc gia về sản xuất, dân sinh và quốc phòng, ngành khoa học và công nghệ đã từng bước đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý khoa học và công nghệ, hướng đến tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường ngày càng thuận lợi trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, khoa học và công nghệ đã có đóng góp lớn trong một số lĩnh vực, ngành trọng điểm như: Công nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, năng lượng, tự động hóa, nano, công nghệ tính toán, y học…
Năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, khoa học và công nghệ đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành công chung của cả nước. Ngành khoa học và công nghệ từng bước tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng hơn cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khoa học và công nghệ ngày càng gắn bó mật thiết và đồng hành với các mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực, giúp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao vào những ngành, lĩnh vực ưu tiên và ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu; xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tốt vai trò của sở hữu trí tuệ là công cụ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh; thực hiện nhiệm vụ đầu mối triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng được giao nhiệm vụ đầu mối theo dõi Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Nhóm chỉ số công nghệ và đổi mới sáng tạo theo đánh giá mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai của Diễn đàn Kinh thế thế giới (WEF).
Đặc biệt, năm 2019 là năm Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, tiếp cận với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế. Ngoài "Ngày hội đổi mới sáng tạo" - Techfest quốc gia, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các kỳ Techfest quốc tế tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore để quảng bá các startup và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam với thế giới. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc để công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, sự an toàn của sản phẩm, hàng hóa; quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực.