当前位置:首页 > Thể thao

【ket qua champion league】Doanh nghiệp học cách tự “bơi”

doanh nghiep hoc cach tu boi

Sản xuất ống thép tại Công ty cổ phần Thép Bắc Việt KCN Quế Võ- Bắc Ninh Ảnh: S.T

Vốn “bó chân” DN

Bà Dương Thị Liên Hương,bơiket qua champion league Phó Giám đốc Công ty May Tân Bắc Đô đồng thời là Chủ tịch Hội Dệt may TP.Hà Nội cho biết, trên địa bàn của DN (Quốc Oai, Hà Nội) chỉ những DN sản xuất khăn mặt “bám trụ” được, còn lại toàn bộ DN về thời trang “chết như ngả rạ”. Nguyên nhân xuất phát là do thị trường thế giới suy giảm, hàng XK giảm mạnh. Vì thế, cả địa phương có khoảng hơn 14.000 máy dệt nhưng chỉ khoảng 30% hoạt động.

Riêng đối với Công ty May Tân Bắc Đô, bà Hương cho biết, mới đây Công ty phải bỏ đơn hàng lớn trị giá 600.000 USD vì không vay được vốn, lãi suất cao nên chi phí không đủ giá thành, dẫn đến hàng loạt các xưởng gia công và DN cung ứng cũng không có đơn hàng.

Chia sẻ về vấn đề tiếp cận vốn, bà Hương cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn của DN rất khó khăn, đặc biệt DN rơi vào thế bị động khi ngân hàng đòi nợ nhưng không báo trước. Ví dụ, công ty vay vốn tại ngân hàng nhưng chưa đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, khi DN chuyển tiền lãi vào ngân hàng đáo hạn và vay tiếp, ngân hàng đột ngột không cho DN vay nữa. Điều này đã làm khó DN. “Lúc này, DN có 3 tỷ đồng để lưu động, ngân hàng rút vốn vay 1 tỷ đồng (tương đương 30% vốn) đưa DN vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Không DN nào có thể tồn tại được khi kế hoạch rút vốn của ngân hàng không được báo trước”, bà Hương nói.

Ông Trần Anh Vương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thép Bắc Việt cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản giảm sút nên những ngành liên quan cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu của DN cũng bị biến động. Số lượng lao động cũng giảm khoảng 30% và doanh thu cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, doanh thu của công ty này không giảm quá nhiều so với năm trước vì năm nay, công ty đã mở rộng sản xuất, đầu tư thêm nhà sản xuất cơ khí XK đi các nước, làm khuôn mẫu và cả sản phẩm nhựa.

Tự thích nghi

Để vượt qua khó khăn hiện tại, bà Hương cho rằng, DN phải sử dụng đồng loạt nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng giải pháp tái cơ cấu sản phẩm, nhằm cung cấp ra thị trường sản phẩm đúng với nhu cầu người tiêu dùng. Đồng tình với quan điểm trên, ông Vương cho biết, từ nay đến cuối năm, hướng tới lợi nhuận là tiêu chí mà DN đưa ra.

Trong thời điểm hiện nay, DN phải tìm những hàng hóa phù hợp với năng lực của mình cho tỷ lệ lợi nhuận cao, còn doanh số chỉ là một trong những chỉ số chứ không phản ánh tất cả. “Nếu sản phẩm sắt thép sản xuất với số lượng lớn nhưng lợi nhuận thấp thì chúng tôi phải chuyển đồng vốn sang những ngành hàng khác, ví dụ như sản xuất cơ khí, làm những sản phẩm để XK sang Nhật Bản, hoặc chuyển vốn sang những nhà máy mới đầu tư làm về khuôn mẫu, nhựa. Những sản phẩm đó chúng tôi làm rất tốt. Đó là những phương án mà từng DN trong điều kiện cụ thể có những hoạch định chính sách khác nhau”, ông Vương cho biết.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, vấn đề DN cần chú ý nhất hiện nay là phải định hướng lại thị trường của mình vì một trong 5 nhiệm vụ để quản trị DN bên cạnh chiến lược phát triển thì còn có chiến lược thị trường và sản phẩm, DN phải rà lại chiến lược thị trường và sản phẩm. Bên cạnh đó, DN phải rà soát lại cơ cấu bộ máy để làm sao có bộ máy tinh giản nhất, phù hợp nhất trong bối cảnh sản xuất đang bị co hẹp như hiện nay. Điều mà ông Kiên lưu ý các DN nữa là, cần phải có sự liên kết để giải quyết bài toán vốn. Ví dụ như vấn đề cá tra của Đồâng bằng sông Cửu Long, để hình thành một kg cá tra, cá phi lê XK trong dây chuyền đó có 3 khâu là người nông dân, chế biến, thu mua và chế biến XK. Cả 3 khâu này đều phải đi vay vốn. Như vậy, để có 1 kg sản phẩm chúng ta phải mất 3 lần vay vốn và 3 lần trả lãi ngân hàng làm hiệu quả, hiệu suất kinh doanh giảm. Tại sao chúng ta không liên kết, nếu liên kết trong một khoản vay chia đều cho các khâu thì mới “sống” được, ông Kiên nói.

Phan Thu

分享到: