游客发表
发帖时间:2025-01-10 18:59:15
TS có thể nói rõ về triệu chứng và tác hại của các thể lao đối với trẻ em?ẻemdễmắcbệnhlaonếukhôngtiêmphòty le keo 8888
Trẻ em mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lao, trong đó lao sơ nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và không được tiêm phòng BCG. Bệnh thường dễ bị bỏ sót, do đa số không có triệu chứng hoặc có tình trạng như cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc giống bệnh thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp nổi ban đỏ hoặc viêm kết giác mạc. Có lúc, giống biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ. Trẻ có thể tự khỏi nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao. Biến chứng của lao sơ nhiễm thường gắn liền với các hạch. Hạch lớn gây chèn ép dẫn đến tình trạng xẹp một thùy phổi có thể đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán muộn. Vi khuẩn phân tán theo đường máu gây nên lao phổi lan tỏa, thường là lao kê và các khu trú khác ngoài phổi.
Ở lứa tuổi bú mẹ dưới 12 tháng, viêm màng não do lao là hay gặp, với triệu chứng sốt cao (trường hợp trẻ suy dinh dưỡng có thể chỉ biểu hiện sốt nhẹ), trẻ quấy khóc, bú kém hay chán ăn. Sau đó khoảng 1 tuần, xuất hiện đau nhức đầu, ói mửa, khám thấy cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, mắt lác, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm, bệnh gây ra di chứng nặng như thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh; yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc... Nếu phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa nhiều, khó thở, tím tái thì phải nghĩ đến bệnh lao kê cấp ở phổi, thường dễ dẫn đến lao màng não ở trẻ tuổi bú mẹ.
Ở trẻ lớn, lao màng phổi thường gặp hơn với triệu chứng mệt mỏi, sút cân, ho kéo dài, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; lao phổi với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao phổi chỉ có 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại, 10% ở trẻ em lớn từ 12 tuổi - 14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1 năm -2 năm. Triệu chứng: sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, gầy, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Chẩn đoán chính xác bằng tìm vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản hay trong dịch dạ dày.
Khi nói đến lao ngoài phổi phải hiểu đó là lao ở hạch, màng phổi, màng tim, màng bụng, màng não, xương khớp… Lao xương khớp hay gặp là lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng. Nếu bé trai đi tiểu ra máu, kèm theo sưng tinh hoàn thì bé bị lao hệ niệu. Nếu nổi hạch thường từng chùm, dính, thì phải nghĩ đến lao hạch; khi bé đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài thì bé đã bị lao ruột.
Ở trẻ em, việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
Điều trị bệnh lao của trẻ em khác gì so với bệnh lao ở người lớn, thưa TS?
Điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho trẻ đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc và điều trị đủ thời gian (điều trị tấn công 2 tháng – duy trì 4 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với thuốc kháng lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Đề phòng bệnh lao, tốt nhất là cho trẻ tiêm vaccine phải không?
Đúng vậy. Để phòng bệnh lao tốt nhất là sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Sau khoảng 3 đến 4 tuần tại chỗ tiêm sẽ có một nốt sưng nhỏ, rò dịch trong vài tuần rồi kín miệng đóng vẩy. Khi vẩy rụng sẽ để lại một sẹo nhỏ, màu trắng, có thể hơi lõm. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.
Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Ở trẻ em, phần lớn là bị lây nhiễm từ trong gia đình. Khi người bị bệnh lao ho, vi khuẩn lao có trong đờm sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp của người đối diện và làm lây bệnh. Người mắc bệnh nếu khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn có trong đờm sẽ theo gió phát tán vào không khí làm lây cho những người xung quanh. Vì vậy, để đề phòng nhiễm lao cho trẻ cần phải cách ly trẻ với người bệnh lao. Người bị bệnh lao nên có ý thức để hạn chế sự lây lan của bệnh: không ho, khạc đờm bừa bãi; tránh tiếp xúc, hôn hít trẻ nhỏ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Đinh Hoàng Xuân Hồng (thực hiện)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接