当前位置:首页 > La liga

【kết quả seoul】Chuẩn hóa quản lý hải quan thông qua xây dựng cửa khẩu số

Chuẩn hóa quản lý hải quan thông qua xây dựng cửa khẩu số
Hải quan Lạng Sơn trao đổi kinh nghiệm với Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) về xây dựng Hải quan số. Ảnh Tô Hà.

Nhiều ích lợi từ mô hình cửa khẩu số

Thực tế hiện nay một số địa phương đã triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số như Lạng Sơn, Lào Cai. Một số tỉnh cũng đang nghiên cứu mô hình này.

Xu thế số hóa cửa khẩu biên giới là tất yếu

Khái niệm biên giới thông minh, cửa khẩu thông minh xuất hiện ở nhiều quốc gia. Hải quan Trung Quốc đưa ra chiến lược tổng thể hiện đại hóa hải quan gồm: Hải quan thông minh - Biên giới thông minh - Kết nối thông minh. Hải quan Nhật Bản từng công bố “Sáng kiến Hải quan thông minh 2020”. Tổ chức Hải quan thế giới công bố chủ đề hoạt động năm là “Biên giới thông minh hỗ trợ dòng chảy Thương mại, Du lịch và Vận tải”.

Nền tảng cửa khẩu số tại một số địa phương được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện khá nhanh chóng, tiện lợi, việc tìm kiếm thông tin thuận lợi. Ngoài ra, khi thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng cường khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Việc này cũng giúp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý điều hành của chính quyền địa phương các tỉnh biên giới; giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ có thể theo dõi kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Đặc biệt là thống nhất tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý, quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, phù hợp với nhu cầu hội nhập của hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng và qua nước láng giềng sang nước thứ 3 theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Không đầu tư thống nhất sẽ phân tán nguồn lực

Mặc dù vậy, khái niệm cửa khẩu số vẫn còn khá mới, chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, chưa phân định rõ trách nhiệm của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu; làm tăng thêm thủ tục hành chính của doanh nghiệp khi khai báo thông tin về hàng hóa, phương tiện, người vận chuyển nhiều lần (khai báo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành, khai báo trên cửa khẩu số).

Hơn thế nữa, theo ông Âu Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, mặc dù các địa phương có học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhưng mô hình cửa khẩu số tại mỗi địa phương lại khác nhau. Thực tế dẫn đến một doanh nghiệp làm tại nhiều địa bàn sẽ phải nghiên cứu nhiều quy trình, thủ tục, dẫn đến khó khăn khi thực hiện các thủ tục đối với hàng hóa và phương tiện vận tải qua lại biên giới. Điều đáng nói là mỗi tỉnh lại đầu tư một phần mềm, một nền tảng cửa khẩu số riêng dẫn đến nguồn lực phân tán, quy trình không thống nhất.

Để quy chuẩn vấn đề này, Bộ Tài chính đã giao và tới nay, Tổng cục Hải quan đã cơ bản hoàn thành việc dự thảo lần đầu đối với Đề án Cửa khẩu số dựa trên các Hiệp định thương mại, vận tải, hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và các luật hiện hành tại Việt Nam.

Theo đơn vị soạn thảo, dự thảo Đề án đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, số hóa quy trình thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ. Mục tiêu nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thông quan, giảm thời gian lưu giữ tại cửa khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại.

Đề án cửa khẩu số sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

Cùng với việc xây dựng Đề án, cơ quan hải quan đề xuất sửa đổi Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường bộ. Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nơi được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng và kết nối hệ thống với Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc trực tiếp truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin.

Về giải pháp công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cũng đề xuất nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia; kết nối trang thiết bị, máy móc. Đặc biệt là bổ sung máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu để để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, đầu tư lắp đặt trang thiết bị cũng như công tác hiện đại hóa…/.

分享到: