【kqbd ligue】Cơ hội của các DN xuất khẩu thép khi tham gia TPP
Và các DN này sẽ có nhiều cơ hội hơn khi Việt Nam tham gia vào “sân chơi” lớn là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đến nay, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu sắt thép sang 26 thị trường trên thế giới. Trong đó một số sản phẩm thép tăng mạnh lượng xuất khẩu là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép hình và thép không gỉ.
Đại diện các nhà sản xuất cho biết, các DN sản xuất thép trong nước đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết những khó khăn về đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ trong nước còn trầm lắng như hiện nay.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, năm 2013 các DN thuộc hiệp hội đã sản xuất gần 5 triệu tấn thép và tiêu thụ hơn 4,6 triệu tấn, lượng thép tồn kho còn khoảng 300.000 tấn. Dự kiến, mức tiêu thụ thép trong năm 2014 sẽ không có nhiều đột biến và chỉ tăng từ 2-3% so với năm 2013.
Thời gian tới, khi Hiệp định TPP được ký kết, các DN sản xuất và xuất khẩu thép Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ hiệp định này, nhất là trong hoạt động xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, các DN thép của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất giảm đáng kể để đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm bớt hàng tồn kho.
Nhìn nhận về cơ hội của ngành thép khi bước vào sân chơi lớn là Hiệp định TPP, ông Nguyễn Tiến Nghi, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng để đẩy mạnh xuất khẩu, các DN thép phải chú trọng đầu tư về kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành và chú trọng nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
Để tăng cường xuất khẩu thép, theo ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học kĩ thuật đúc-luyện kim Việt Nam, các DN thép trong nước cần phải không ngừng xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường mới như Mỹ, châu Phi, Trung Đông...
Đồng thời, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm thép. "Về phía các cơ quan Nhà nước, cần phải có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu", ông Cường nhấn mạnh.
Có 3 lý do Việt Nam cần tiếp tục tăng cường xuất khẩu thép.
Thứ nhất, ngành thép hiện nhập siêu lớn. Một nửa số thép trong nước chưa sản xuất được, trong đó phải nhập cả nguyên liệu cho sản xuất thép xây dựng, với mức gần 5 tỷ USD/năm. Do đó, cần phải xuất khẩu để giảm gánh nặng nhập siêu.
Thứ hai, sản xuất thép xây dựng trong nước hiện lớn gấp 2 lần nhu cầu thực. Do đó, việc xuất khẩu sẽ giúp giảm tồn kho, các nhà máy thép duy trì sản xuất.
Thứ ba, chất lượng thép trong nước ngày càng được nâng cao và đã bước đầu xây dựng được thương hiệu tại các nước trong khu vực.
Theo baodientu.chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Long An tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- ·FDA cho phép tăng cường vắc
- ·Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Chuyên gia hiến kế với Chính phủ chính sách tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng
- ·Dịch vụ gửi hàng đi châu Âu giá rẻ, giao nhận nhanh
- ·Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục tăng từ ngày 1/11
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Philipines và Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo Việt Nam
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·In ấn quảng cáo 2H chuyên in bạt UV, in UV decal, in PP UV uy tín
- ·Chính thức: Bay nội địa trở lại từ 10/10, hành khách không phải cách ly tập trung
- ·Hà Nội lắp đặt camera quét mã QR Code tại 67 chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Những việc cần làm để đến năm 2022 Việt Nam gỡ 'Thẻ vàng' của EC
- ·Khi nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
- ·MB ủng hộ 5 tỷ đồng cho Bệnh viện điều trị người bệnh COVID
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Đề nghị dừng các hoạt động tập trung không cần thiết dịp Tết Nguyên đán