【nhận dinh bong da】Trái phiếu Chính phủ có lãi suất thả nổi sẽ ra mắt vào năm 2016

 人参与 | 时间:2025-01-12 20:52:35

trai phieu chinh phu co lai suat tha noi se ra mat vao nam 2016

Kiểm tra hồ sơ đấu thầu TPCP tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

“Tuy nhiên,áiphiếuChínhphủcólãisuấtthảnổisẽramắtvàonănhận dinh bong da việc triển khai sản phẩm này còn phụ thuộc vào quyết định của Quốc hội có xem xét sửa đổi Nghị quyết 78 hay không? Bởi vì theo tính toán của Bộ Tài chính, trong giai đoạn đầu để hấp dẫn nhà đầu tư thì TPCP có lãi suất thả nổi sẽ phát hành ở kỳ hạn từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó, theo Nghị quyết 78 kể từ năm 2015 chỉ phát hành TPCP ở kỳ hạn từ 5 năm trở lên”- bà Phạm Thị Thu Hiền chia sẻ.

Còn theo Phó Trưởng Phòng Thị trường tài chính- Vụ Tài chính Ngân hàng Khuất Tuấn Anh, hiện nay cơ sở pháp lý cho sản phẩm TPCP có lãi suất thả nổi đã được quy định tại Nghị định 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành TPCP và Thông tư 111/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành TPCP tại thị trường trong nước, hiệu lực từ ngày 15-9 tới.

Theo đó, lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi theo thông báo của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm phát hành. Trường hợp lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là lãi suất thả nổi, Bộ Tài chính thông báo lãi suất tham chiếu và cách xác định giá bán trái phiếu tại từng đợt phát hành.

Ông Khuất Tuấn Anh chỉ ra những mặt được của sản phẩm TPCP có lãi suất thả nổi như: Hạ thấp chi phí huy động vốn cho Chính phủ khi lãi suất có xu hướng đi xuống hoặc tăng độ linh hoạt khi phát hành cho Chính phủ; Bổ sung cho các chương trình phát hành trái phiếu hiện tại của Chính phủ; Tăng cường tính linh hoạt trong quản lý rủi ro cho nhà đầu tư; Giúp phát triển và thành lập mặt bằng lãi suất tham chiếu ngắn hạn cho trái phiếu…

Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường trái phiếu mới chiếm 14% GDP; cơ cấu nhà đầu tư chưa phát triển, hiện chủ yếu tập trung ở khối ngân hàng thương mại (nắm giữ gần 80% dư nợ), các nhà đầu tư nước ngoài tham gia rất ít (chiếm 0,2 đến 0,5% tổng dư nợ). Sự tham gia của khối quỹ đầu tư, bảo hiểm, vốn là khách hàng tiềm năng của thị trường trái phiếu rất thấp. Một trong những nguyên nhân là do sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu trái phiếu thông thường.

Do vậy, với giá trị vốn hóa xấp xỉ 38 tỷ USD, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực như Philippines 102 tỷ USD (tương đương 37,6% GDP), Thái Lan 282 tỷ USD (tương đương 76,3% GDP), Hàn Quốc 1.758 tỷ USD (tương đương 122,1% GDP).

Theo nhận xét của ông Thomas Poh- chuyên gia đến từ Ngân hàng Techcombank, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường trái phiếu, nhất là việc sớm đưa sản phẩm TPCP có lãi suất thả nổi vào thị trường.

“Nhưng để hấp dẫn nhà đầu tư thì sản phẩm đưa ra phải đơn giản, có tính thanh khoản thị trường tốt và phát hành thường xuyên”- ông Thomas Poh khuyến cáo.

Theo nhận xét của thành viên thị trường, mặc dù thị trường trái phiếu Việt Nam còn nhỏ nhưng có mức tăng trưởng nhanh trong những năm qua. Khối lượng phát hành tăng với tốc độ trên 80%/năm. Giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh từ mức 28,317 tỷ đồng năm 2010 lên mức 167,589 tỷ đồng năm 2012 và đạt mức 240,840 tỷ đồng năm 2014.

Quy mô niêm yết trên thị trường tăng trưởng liên tục, ổn định và bền vững, đạt mức 691,206 tỷ đồng (bao gồm TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu kho bạc). So với thời điểm năm 2009, quy mô thị trường đã tăng gấp 4 lần; quy mô niêm yết bình quân toàn thị trường trên từng mã đạt gần 1,254 tỷ đồng/mã tăng tới 3,93 lần so với mức 319 tỷ đồng/mã năm 2009.

顶: 399踩: 92882