【tài xỉu bóng đá là gì】Nối dài cánh tay dịch vụ tài chính của ngân hàng bằng công nghệ số

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:41:01

noi dai canh tay dich vu tai chinh cua ngan hang bang cong nghe so

Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn hiện vẫn còn hạn chế. Ảnh: N.Hiền

Dịch vụ tài chính còn nhiều khoảng trống

ThS. Nguyễn Thị Hòa,ốidàicánhtaydịchvụtàichínhcủangânhàngbằngcôngnghệsốtài xỉu bóng đá là gì Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) cho biết, kết quả điều ra của Ngân hàng Thế giới năm 2014 cho thấy tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam là 31%. Theo tính toán của Vụ Thanh toán – NHNN, chỉ số này đến năm 2016 là 39,8%. Sự chênh lệch giữa hai con số này không hoàn toàn phản ánh mức độ tăng trưởng về số người có tài khoản ngân hàng do có sự khác biệt trong cách thức đo lường và tính toán. Nhưng dù căn cứ theo con số nào thì tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại Việt Nam vẫn thua xa so với các nước trong khu vực. Cụ thể, từ năm 2014, chỉ số này tại Trung Quốc đã đạt 78,3%, Malaysia là 80,7%, Thái Lan là 78,1%, Ấn Độ là 52,8%.

Theo ThS. Lê Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, tính đến năm 2017, mạng lưới ngân hàng có gần 2.800 chi nhánh và gần 7.300 phòng giao dịch, cùng với 1.166 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô trải rộng khắp cả nước, song mật độ bao phủ có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Cuối năm 2016 có trên 111 triệu thẻ ngân hàng được phát hành và lưu thông nhưng hầu hết người sở hữu thẻ sống ở thành thị và giao dịch chủ yếu của các chủ thẻ vẫn là rút tiền mặt. Qua đó có thể thấy còn những khoảng trống khá lớn về dịch vụ tài chính ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Theo các chuyên gia, vị trí địa lý xa xôi, chi phí mở chi nhánh lớn mà hiệu quả mang lại thấp nên các ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô chưa phát triển ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều NHTM đã có chiến lược mở rộng chi nhánh tới các vùng nông thôn, song mức độ bao phủ còn hạn chế. Hiện dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa chủ yếu được cung ứng bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tài chính vi mô, các công ty tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên, các TCTD này chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận của người dân.

Theo báo cáo khảo sát khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của các đối tượng yếu thế của USAID, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là đối với chương trình cho vay hộ nghèo mặc dù nguồn vốn này đã tăng lên hàng năm; cho vay sản xuất kinh doanh chưa gắn kết với việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách thức sản xuất kinh doanh, chưa kết nối sản xuất với thị trường hàng hoá dẫn tới hạn chế hiệu quả của vốn vay. Đối với các tổ chức tài chính vi mô, hoạt động mang nặng tính tự phát, hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện, nhiều bất cập, chưa thực sự có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô cũng hạn chế.

Cụ thể, tổ chức tài chính vi mô M7 được thành lập tháng 1/2012 có vốn điều lệ là 15,5 tỷ đồng, tổ chức tài chính vi mô Tình thương thành lập năm 2010 có vốn điều lệ là 135,8 tỷ đồng, tổ chức tài chính vi mô Thanh Hoá thành lập tháng 8/2014 có vốn điều lệ là 6,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ tài chính nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp và mức tín nhiệm chưa cao để thu hút được các đối tác lớn cho vay hoặc đầu tư dài hạn cũng là những hạn chế lớn của các tổ chức tài chính vi mô.

Không chỉ ở khu vực nông thôn, nhiều đối tượng DN vừa và nhỏ (SMEs) cũng chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, tạo khoảng trống cho sự phát triển của các hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với SMEs đã từng bước được cải thiện, từ mức tăng 2,44% năm 2013 đã đạt tốc độ tăng trưởng là 6,1% năm 2014, 7,56% năm 2015 và 15% năm 2016. Qua đó cho thấy các TCTD ngày càng chú trọng nhiều hơn đối với nhóm đối tượng khách hàng là DN vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với SMEs thường xuyên thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đối với toàn nền kinh tế, nên tỷ trọng dư nợ cho vay đối với SMEs trong tổng tín dụng có xu hướng giảm sút, từ mức trên 40% vào cuối năm 2011 xuống chỉ còn 23% như hiện nay. Các SMEs thiếu nguồn tài chính thích hợp để phát triển mạnh và tăng trưởng, song việc tiếp cận vốn vay ngân hàng lại rất khó khăn, nhất là các DN ở vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu của các nhóm nghiên cứu, hiện chỉ có 40% SMEs vay vốn ngân hàng, trong số còn lại, có 30-35% DN có nhu cầu nhưng không vay được vốn hoặc có vay được nhưng không đầy đủ.

Chìa khóa công nghệ số

Trả lời cho câu hỏi tại sao cần quan tâm tới tài chính toàn diện, TS. Cấn Văn Lực khẳng định, tài chính toàn diện sẽ giúp đẩy lùi tín dụng đen. Nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho hay, dù không phải là một mục tiêu dễ dàng đạt được, nhưng với kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia đã cho thấy, với sự hỗ trợ của công nghệ số ngay cả các nước đang phát triển, những nước nghèo cũng có thể đạt được những thành tựu mang tính đột phá về tài chính toàn diện. Sự phát triển của internet banking, mobile banking, công nghệ giao tiếp trường gần NFC, hay các tiến bộ trong công nghệ sinh trắc học sử dụng vân tay và mống mắt… đều có khả năng mang lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, tiện lợi và hiệu quả. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, và từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.

TPBank là một câu chuyện điển hình về việc vận dụng chìa khóa công nghệ số trong chiến lược phát triển. Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ, do "sinh sau, đẻ muộn", TPBank rất khó phát triển hệ thống mạng lưới giao dịch vật lý vì vướng quy định của Ngân hàng Nhà nước là “một ngân hàng không được mở quá 5 chi nhánh mỗi năm”. Theo đó, để đạt đến 100 chi nhánh như quy mô của một ngân hàng trung bình tại Việt Nam thì TPBank phải mất tới 20 năm. Do đó, TPBank đã chọn hướng phát triển theo công nghệ số. Thực tế hoạt động tại TPBank cho thấy 2/3 lượng giao đều xuất phát từ kênh điện tử, chỉ còn 1/3 đến từ các quầy giao dịch. Trong khi đó, chi phí cho một giao dịch điện tử chỉ bằng khoảng 1/10 so với chi phí cho một giao dịch truyền thống tương tự.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng: Có 3 vấn đề mấu chốt để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho SMEs. Thứ nhất là, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng và thiết kế những sản phẩm đặc thù phù hợp với SMEs của các TCTD. Thứ hai là, phát triển hệ thống thông tin DN và hỗ trợ các TCTD tiếp cận được các nguồn thông tin nhằm nâng cao khả năng đánh giá khách hàng vay, giảm bớt sự lệ thuộc vào tài sản đảm bảo khi cho vay. Thứ ba là, cần nâng cao kiến thức về quản trị tài chính cho SMEs nhằm tăng cường khả năng xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp, quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay.

Để giải quyết 3 vấn đề này cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý, hệ thống các TCTD và cộng đồng DN, đồng thời cần tiến hành từng bước nhưng có tính dài hạn.

顶: 9踩: 58792