【tỷ lệ kèo tỷ lệ kèo】Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

时间:2025-01-25 23:01:28 来源:Empire777
giải ngân vốn đầu tư công của TP Hà Nội
Nửa đầu năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công của TP Hà Nội đạt gần 34% so với cùng kỳ. Ảnh: NNK

Kết quả chưa đạt như mong đợi

Báo cáo tại hội nghị giao ban xây dựng cơ bản toàn thành phố quý II/2023 do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 18/7, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) cho biết, kế hoạch trung ương giao cho thành phố hơn 46.956 tỷ đồng. Kế hoạch thành phố giao hơn 46.946 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 của 480 dự án sử dụng ngân sách thành phố và ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện là hơn 3.528 tỷ đồng; dự án sử dụng ngân sách cấp huyện hơn 589 tỷ đồng.

Lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023 đạt 15.930,7 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch. Trong đó, ngân sách cấp thành phố thực hiện các nhiệm vụ, dự án đầu tư công cấp thành phố là 9.083,7 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch; ngân sách cấp huyện là 6.847 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch.

Năm 2023, TP Hà Nội đã thực hiện việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo đúng quy định. HĐND TP Hà Nội đã quyết nghị tập trung đẩy mạnh thực hiện dự án và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm; công tác giải phóng mặt bằng; tăng trách nhiệm người đứng đầu. Đáng chú ý, thành phố điều chuyển vốn từ các dự án chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, các dự án chậm triển khai, giải ngân, không khắc phục được các vướng mắc sang các dự án có khả năng thực hiện, hấp thụ vốn tốt hơn. Ước tỷ lệ giải ngân cả năm 2023 của thành phố sẽ đạt trên 95%.

Theo đánh giá của Sở KH&ĐT, kết quả giải ngân chung của toàn thành phố không đạt kế hoạch cũng như cam kết của các đơn vị đề ra (40- 45%). Đặc biệt, tại kỳ họp giữa năm 2023, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Theo đó, kế hoạch đầu tư công năm 2023 sau điều chỉnh dự kiến là 53.105,3 tỷ đồng (tăng 6.159 tỷ đồng so với đầu năm). Điều này có nghĩa, để đạt được kết quả giải ngân cả năm 2023 trên 95%, lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 (đến hết 31/1/2024) phải đạt 50.450 tỷ đồng. Như vậy, trong các tháng còn lại của năm 2023, thành phố phải giải ngân thêm 34.519 tỷ đồng, gấp 2,16 lần 6 tháng đầu năm 2023.

Đánh giá tình hình thực hiện giải ngân toàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, tỷ lệ này vẫn chưa thực sự yên tâm, các khó khăn, vướng mắc còn nhiều. Bên cạnh một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân khá cao: Tây Hồ (78,7%); Mỹ Đức (77,6%), Long Biên (63%);..., vẫn còn nhiều đơn vị tỷ lệ giải ngân rất thấp: Hoàng Mai (24%), Thanh Xuân (23,2%), Sơn Tây (12,1%), Cầu Giấy (3,6%), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội (0,1%);...

Trước thực tế trên, ông Dương Đức Tuấn yêu cầu các đơn vị, trong 6 tháng cuối năm, nâng cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo giải ngân; tập hợp các khó khăn, vướng mắc để thực hiện đúng kế hoạch.

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Công tác giải ngân đầu tư công gặp khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan giải phóng mặt bằng. Ảnh: TL

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Tại hội nghị, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cũng chia sẻ, công tác giải ngân đầu tư công gặp khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến quỹ nhà tái định cư (nhà chưa đủ điều kiện để bàn giao, các hộ không đồng thuận với vị trí tái định cư); quỹ đất tái định cư (các hộ dân không đồng thuận với các vị trí bố trí tái định cư; vướng mắc trong công tác xác nhận nguồn gốc đất, nguồn gốc đất phức tạp)...

Trong khi đó, vướng mắc chính khiến công tác thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội nằm ở khâu giải phóng mặt bằng.

Tổng hợp từ các đơn vị đến hết tháng 6/2023, có 105 dự án thuộc kế hoạch vốn năm 2023 có vướng mắc (73 dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng; 11 dự án vướng mắc về di chuyển mồ mả; 16 dự án vướng mắc về mắc tái định cư; 3 dự án vướng mắc về chỉ giới đường đỏ;..); 21 dự án thuộc kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài vướng mắc về giải phóng mặt bằng... Ngoài ra, còn các vướng mắc về giá nguyên liệu, đánh giá tác động môi trường, thanh lý tài sản, dự án phải thực hiện điều chỉnh mức đầu tư...

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, hiện vẫn còn nhiều vấn đề “lấn cấn” giữa các đơn vị, sở ngành trong phối hợp thực hiện triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, các đơn vị cần nhận diện, tăng cường phối kết hợp, trách nhiệm của các sở, ngành, giải quyết kịp thời, trong đó, khâu quyết định đặc biệt là vai trò của chủ đầu tư để nâng cao hiệu quả thực hiện, giải ngân dự án.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, mặt bằng vẫn là khâu yếu, nhất là các dự án giao thông; đồng thời, chỉ đạo chủ đầu tư, các ban quản lý dự án của thành phố thống kê lại các dự án vốn thành phố, vốn trung ương, vốn hỗn hợp đã có mặt bằng nhưng đang có vướng mắc, báo cáo Thường trực Thành ủy, để có lãnh đạo, chỉ đạo với các quận, huyện.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, năm nay là năm cuối các mảng khối: Đô thị, văn xã,... phải hoàn thành chủ trương đầu tư. Vì vậy, lãnh đạo các khối, chủ đầu tư cần chủ động, tích cực hơn trong các khâu đầu tư, từ chủ trương đầu tư, ra quyết định đầu tư; gắn tránh nhiệm của chủ tịch UBND các quận, huyện, giám đốc sở, ban quản lý dự án vào tiến độ giải ngân - coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua hằng quý, cuối năm. Các phó chủ tịch UBND thành phố phụ trách các khối, hằng tháng, hằng quý họp giao ban, kiểm điểm tiến độ, từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thúc đẩy tiến độ triển khai.
推荐内容