当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá số - dữ liệu 666】Lợi bất cập hại !

【bóng đá số - dữ liệu 666】Lợi bất cập hại !

2025-01-10 15:57:18 [Cúp C2] 来源:Empire777

Những năm gần đây,ợibấtcậphạbóng đá số - dữ liệu 666 các đài truyền hình đã quan tâm nhiều đến chương trình truyền hình dành cho khán giả nhí, nhưng chính việc khai thác quá đà, đã dẫn đến những cái kết không hay.

Sau Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, Phương Mỹ Chi quay cuồng với những show diễn…

So với những năm trước, chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em hiện nay đa dạng về nội dung lẫn cách thể hiện. Nếu như cách đây hơn 7 năm, chỉ có vài chương trình, nổi trội có thể kể đến như Đồ Rê Mí, game show thuần Việt ươm mầm tài năng âm nhạc nhí, thì đến thời điểm này, hàng loạt chương trình xuất hiện, rèn trẻ đủ kiểu, từ những bước nhảy điêu luyện, khả năng hóa thân, biến hóa đa dạng (Bước nhảy hoàn vũ nhí, Vũ điệu đam mê, Gương mặt thân quen nhí), đến khả năng vào bếp (Vua đầu bếp nhí), khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống (Bố ơi, mình đi đâu thế!, Con đã lớn khôn), khai thác khả năng biến hóa đa dạng (Người hùng tí hon, Siêu hài nhí)…

Quá nhiều chương trình, làm lực lượng thí sinh cho từng chương trình cũng “mỏng” dần và ít xuất hiện những cá nhân thật sự đặc biệt, mà na ná, tương đồng về khả năng, trình độ, thậm chí là một em cứ xuất hiện liên tục trên sóng ở nhiều chương trình khác nhau… Cùng với đó, sự tung hô, quảng cáo rầm rộ của một số chương trình làm cho các em mất đi cuộc sống yên bình của tuổi thơ, sớm đi vào giới nghệ thuật một cách gượng ép, thiếu nhiều kiến thức sống và nhất là chưa thể làm chủ được bản thân. Từ đó, xuất hiện những người đỡ đầu, là những “bầu sô” chính hiệu, có khi là những người thân trong gia đình. Trường hợp Phương Mỹ Chi là một điển hình cho sự thành công sớm và tung hô quá mức. Ở lứa tuổi hồn nhiên của các em, qua một cuộc thi đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống và có thể đảo lộn mọi thứ. Để thích nghi với vị thế mới không dễ dàng và hiện tượng “sao” cũng dễ dàng xảy ra, sự hồn nhiên của tuổi thơ không còn. Có một thời, nhiều thông tin “nhiễu” từ các trang báo mạng, đã làm cho các em và gia đình ăn không ngon, ngủ không yên.

Chương trình truyền hình thực tế dành cho thiếu nhi tuy nhiều, nhưng không làm nản lòng nhà sản xuất. X-Factor phiên bản nhí, The Remix kids, Vua đầu bếp nhí… được quảng cáo sẽ tiếp tục “tung hoành” trên sóng truyền hình trong thời gian tới. Càng nhiều, càng có sự lựa chọn một chương trình hay để thưởng thức. Thế nhưng, những chương trình này xem chừng ngày càng xa lạ với thế giới tuổi thơ, bởi nghiêng hẳn về giải trí, nặng về thắng - thua và để thu hút người xem, thường được dàn dựng với tinh thần của người lớn. Từ đó, các em được định hướng ảo, thành công đôi lúc cũng ảo, việc học và trang bị những kiến thức cần thiết đã nhường chỗ cho những ngày đứng trước máy quay.

Đôi lúc, không phải các em muốn, mà chính là ý của phụ huynh muốn thỏa mãn niềm tự hào con mình tài năng. Mà mỗi cuộc thi tiêu tốn nhiều công sức, tiền bạc, thời gian, nên chắc rằng việc học của các em cũng bị ảnh hưởng không ít, tuổi thơ bị co cụm lại và sự hồn nhiên dần mất đi. Từ sự định hướng huyễn hoặc đã khoác lên cho các em một “chiếc áo” không vừa vặn, cố gồng lên để gánh lấy, nên dễ mất cân bằng cuộc sống.

Với các chương trình truyền hình thực tế, có hay đấy, nhưng cũng phải nhìn nhận khi cuộc chơi qua đi, những hệ lụy sẽ vẫn ở lại…

THẢO HƯƠNG

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读