当前位置:首页 > La liga > 【ti lệ】Phân luồng học sinh sau THCS: vì sao khó thực hiện?

【ti lệ】Phân luồng học sinh sau THCS: vì sao khó thực hiện?

2025-01-10 16:59:34 [La liga] 来源:Empire777

>> Yếu tố nào quyết định thành công?ồnghọcsinhsauTHCSvigravesaokhoacutethựchiệti lệ - Bài 1

GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HIỆU QUẢ

BP - Để việc phân luồng học sinh sau THCS có hiệu quả, cần phải giải quyết từ gốc của vấn đề, chứ không chỉ đưa ra những chỉ tiêu hằng năm. Đó là những giải pháp hướng nghiệp mang tính chiều sâu và định hướng tư duy của phụ huynh, học sinh và xã hội về vai trò của học nghề, giá trị của nguồn nhân lực có tay nghề trong xu thế phát triển hiện nay.

Mặc cảm... phân luồng

Khi hỏi về giải pháp phân luồng học sinh sau THCS, các giáo viên làm công tác hướng nghiệp đều chung quan điểm, phân luồng “một nhóm đối tượng” là học sinh học lực yếu, hổng kiến thức căn bản, không có khả năng đậu THPT để đi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Cô Đinh Thị Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Phú (Đồng Xoài) cho biết: Hằng năm, trường căn cứ quá trình học tập và điểm số của các em để phân luồng. Sau khi xác định những học sinh học lực yếu để phân luồng thì trường lồng ghép hướng nghiệp vào các tiết sinh hoạt lớp. Tuy nhiên, mặc dù được hướng nghiệp nhưng các em vẫn không tự tin lựa chọn nghề để học mà dựa vào sự quyết định của người thân. Không riêng Trường THCS Tân Phú, các trường THCS khác đều dựa trên điểm số của học sinh để phân luồng. Điều này không sai nhưng lại tạo cho phụ huynh và học sinh một mặc cảm nhất định. Bà Nguyễn Thị Sen ở phường Tân Bình chia sẻ: Khi biết con thuộc diện nhà trường tư vấn chọn học nghề, cả hai mẹ con đều buồn. Đặc biệt, con có cảm giác không tự tin khi gặp bạn bè, thầy cô.

Học viên Khoa Điện - Điện tử, khóa 2016-2019, Trường cao đẳng nghề Bình Phước trong giờ thực hành

Ông Đoàn Thế Nam, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bình Phước, cho biết: Trong số 612 học sinh THCS mà trường tuyển được trong 3 năm (2016-2019) đều có điểm học tập thấp. Đa số các em học nghề chưa xuất phát từ đam mê, sở thích mà chỉ là ở thế “chuột chạy cùng sào”. Hiện các trường nghề đều tổ chức dạy văn hóa để khi tốt nghiệp các em đồng thời lấy được bằng THPT, có thể học liên thông nhiều bậc học khác. Tuy nhiên, điều này trở thành áp lực đối với học viên, vì đa số các em có học lực trung bình nhưng lại cùng lúc học 2 chương trình.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc phân luồng căn cứ vào kết quả học tập có thể đạt về số lượng học viên, nhưng chưa hẳn mang lại chất lượng mong muốn, thậm chí tạo cho các em sự mặc cảm, thiếu tự tin. “Trong 3 năm (2016-2018), trường chỉ tuyển được 612 học sinh THCS vào học nghề. Năm 2015-2016, số học viên đầu vào 1.790 em nhưng chỉ 192 em là học sinh THCS; năm 2017-2018, trường tuyển được 2.000 học viên và chỉ 220 em học sinh THCS” - thầy Đoàn Thế Nam cho biết thêm.

Cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ

Thầy Lý Thanh Tâm, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT cho biết: Việc phân luồng học sinh sau THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; tạo điều kiện cho những học sinh hoàn cảnh khó khăn có thêm hướng đi, giảm số học sinh bỏ học. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các địa phương chưa tốt, chỉ dừng lại ở mức tư vấn hướng nghiệp. Sở đã kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình, sách giáo khoa dạy nghề phù hợp điều kiện thực tiễn; đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo giáo viên hướng nghiệp trong trường học đáp ứng việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh đạt hiệu quả. Sở cũng đã kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư cho các trường nghề, nâng cấp trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố để thu hút học sinh. Đối với UBND các cấp, cần quan tâm sắp xếp và hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của địa bàn mình.

Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh và cả giáo viên phụ trách tư vấn hướng nghiệp ở các trường. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp và tư vấn phân luồng học sinh. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chú trọng nhiều hơn việc cung cấp thông tin nghề nghiệp cho các em, gắn kết chặt chẽ giữa các nhà trường với cơ sở đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phụ trách tư vấn, hướng nghiệp ở các trường THCS. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp và tư vấn học sinh.

Để đạt kết quả phân luồng học sinh theo chỉ tiêu Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đưa ra, cũng như người học nghề không bị mặc cảm, trước tiên cần phải giúp người lao động, phụ huynh hiểu rõ hơn về giáo dục nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, thị trường lao động, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay và trong tương lai.

Xu thế thị trường lao động, giáo dục nghề nghiệp thời gian tới

Ông Lê Văn Mãi, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động; 8 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các huyện Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản và TP. Đồng Xoài với 125 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho 55.000 lao động trong, ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực dệt may, da giày, sản xuất điều, linh kiện điện tử, chăn nuôi... Trung bình mỗi năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, trong đó lực lượng thanh niên chiếm khoảng 60-70%. Dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ thu hút nhiều lao động trong các ngành nghề giày da, may mặc, cao su, linh kiện điện tử, sản xuất điều... Trong khi tỉnh hiện có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp..

Hiện đội ngũ giáo viên dạy nghề trên toàn tỉnh có khoảng 557 người. Trong đó, 306 người trình độ đại học và trên đại học, 19 người trình độ cao đẳng, 69 người trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật... Trong đó, 100% giáo viên cơ hữu đạt chuẩn theo quy định. Đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện, do không được bố trí biên chế giáo viên nghề nghiệp nên khi trung tâm tổ chức chiêu sinh đủ số lượng học viên của nghề nào thì mời các nghệ nhân, hoặc hợp đồng với đơn vị, tổ chức có người thuộc chuyên môn của nghề đó để đào tạo. Các giáo viên trong trường hợp này có tay nghề cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt nhưng không có nghiệp vụ sư phạm.

Ông Lê Văn Mãi, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết

Cụ thể, 3 trường cao đẳng gồm: Cao đẳng nghề Bình Phước, Cao đẳng Y tế là đơn vị công lập trực thuộc UBND tỉnh, Cao đẳng Công nghiệp cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; 2 trường trung cấp tư thục là Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bình Phước và Trung cấp nghề Tiên Phong; 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện và 2 trung tâm tư thục; 4 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trường dạy nghề tư thục Bình Phước. Hằng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo khoảng 5.000-7.000 lao động.

Với cách đào tạo có sự liên kết 3 bên, gồm: Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, người học nghề thời gian qua đã khắc phục được tình trạng sau đào tạo không có việc làm hoặc không đảm bảo chất lượng và doanh nghiệp sau khi tiếp nhận người lao động phải mất thời gian đào tạo lại.

“Với hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước được đầu tư tăng dần quy mô, chất lượng đào tạo đã đáp ứng nhu cầu người lao động theo các cấp trình độ và nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn hiện nay” - ông Lê Văn Mãi, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội cho biết thêm.

Ngọc Bích

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读