Trong bài tham luận “Để nông nghiệp Việt Nam ‘cất cánh’ GS.TS Trần Đức Viên,àNộiứngdụngcôngnghệtrongsảnxuấtkếtnốithịtrườngnôngsảsố liệu thống kê về rb leipzig gặp bayern Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, nông dân chỉ bám ruộng khi nông sản được giá, nông sản chỉ có giá khi được người mua tin dùng.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp thấp do chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, kích cỡ không đồng đều, thiếu nhãn mác để nhận diện, chưa có truy xuất nguồn gốc, chưa có thương hiệu trên thị trường.
Đa phần sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu; thị trường xuất khẩu lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc; tăng trưởng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên cạnh tranh về giá (giá rẻ), ở phân khúc chất lượng thấp, chưa dựa vào lợi thế cạnh tranh về chất lượng.
Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia nhìn nhận chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Chuyển đổi số sẽ giúp khắc phục những hạn chế về chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu... từ đó hình thành nền nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị, thu nhập cao.
Nắm bắt xu hướng này, bên cạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất, nhiều HTX sản xuất nông nghiệp ở thủ đô cũng tích cực tìm kiếm các kênh bán hàng hiện đại bên cạnh các hình thức truyền thống.
HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý là ví dụ điển hình. Hiện nay, HTX đang sử dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội để tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm.
Với sự chủ động trong ứng dụng công nghệ số, HTX đã quảng cáo các sản phẩm của mình thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... Nhờ đó, những năm qua, thương hiệu rau hữu cơ của HTX đã nổi tiếng khắp trong và ngoài thành phố Hà Nội.
Trên mỗi bó rau được đóng gói, khách hàng chỉ cần cầm điện thoại thông minh quét mã vạch là có thể biết được địa chỉ, quy trình sản xuất... Đến nay, toàn bộ 5ha rau hữu cơ với 17 sản phẩm rau hữu cơ được công nhận OCOP đạt chất lượng 3 sao cấp thành phố và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đánh giá về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Hà Nội hiện nay, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, Hà Nội xác định dựa trên nền tảng dữ liệu, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản....
Theo đó, thủ đô phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh;
Đồng thời quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn; cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Hiện toàn thành phố có trên 900ha ứng dụng công nghệ số. Đây là diện tích đã được quy hoạch gọn vùng gọn thửa, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm.
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, nhiều huyện cũng đã chủ động xây dựng chính sách hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ bám sát những văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu vùng sản xuất; cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng.
Đồng thời, Sở sẽ cùng các địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức - kết hợp cả hình thức trực tuyến và trực tiếp - để đưa chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua những sàn giao dịch như Voso, Sendo... Đặc biệt, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển các chuỗi sản xuất gắn với công nghệ số.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp còn hướng đến mục tiêu tạo mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị; kết nối người dân, doanh nghiệp và thị trường; kết nối người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.