Trong những bình luận của độc giả,ôikhônghiểutạisaonhiềungườicứbámtrụcơquannhànướhighlight bóng đá đêm qua luồng ý kiến thứ nhất là đồng tình với TS Doãn Hữu Tuệ.
Độc giả Quế Thương khẳng định chị có cùng quan điểm với TS Tuệ. “Những câu trả lời của anh Tuệ rất chân thành với quan điểm rõ ràng, vạch ra cho nhiều người cái nhìn mới về tinh giản để cuộc sống nhẹ nhàng, hiệu quả và thiết thực hơn”.
Cùng suy nghĩ, độc giả Thu Hà cho rằng “Người tự trọng luôn biết mình như thế nào để nỗ lực phấn đấu và luôn tìm mọi cách giúp nhân dân, đất nước phát triển. Anh Tuệ rất thẳng thắn và bản lĩnh”.
Độc giả Hiệp Đình thì bình luận: “Rất chuẩn. Chỉ đối tượng sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về để nhận lương mới đang kinh sợ...”.
“Đội ngũ ăn không ngồi rồi đã không làm được gì nhưng ngáng chân, 'lôi bè kéo phái' rất giỏi... Gỡ bỏ được đám này và tăng lương cho những người có tâm, có tầm sẽ tạo được không khí làm việc tiến bộ, chuẩn chỉnh trong môi trường nhà nước.
Cảm ơn Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là điều mong mỏi của toàn dân tộc, để khơi thông các nút thắt bấy lâu nay kìm hãm sự phát triển của đất nước” - độc giả Lê Văn Tân nhìn nhận.
“Tôi chỉ là nông dân nhưng đọc bài viết này và một số bình luận trái chiều, tôi càng hiểu tại sao bộ máy công chức lại cồng kềnh và kém hiệu quả như thế” - độc giả Cao Văn Bình bày tỏ.
“Ai tự đổi mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng được thì tồn tại, không thì phải tự loại hoặc bị loại rồi tự tìm cách tồn tại. Có nhiều người khi vừa bị bứt khỏi cái chỗ ngồi đã nhiều năm sẽ rất hoảng sợ nhưng thực tế là rồi tất cả đều tìm ra cách để sống sót, nhiều người còn sống tốt hơn” - độc giả Thúy Đào chia sẻ quan điểm.
“Thế nên, quan trọng nhất của người đi làm vẫn phải là nâng cao giá trị cống hiến, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức của bản thân, tận tâm với công việc và thái độ lạc quan trước những thay đổi trong cuộc sống” - đây là ý kiến của độc giả có tên Khiêm.
Giữ ai, loại ai: Hy vọng đánh giá chí công vô tư
Bên cạnh luồng ủng hộ TS Tuệ, những ý kiến phản đối cũng khá mạnh mẽ.
Độc giả Văn Tú cho biết đã "cởi áo công chức" gần 10 năm. Anh đồng ý là "không nên lo sợ khi bản thân tự tinh giản hoặc bị tinh giản", nhưng không đồng ý với ý kiến của TS Tuệ về việc "sợ tinh giản thì không xứng ở lại làm công chức".
Theo anh Tú, “quy luật phát triển sẽ đào thải những ai không làm được việc”.
“Bộ máy nước ta cồng kềnh, kém hiệu quả do cả khách quan và chủ quan. Không tinh giản không phát triển bền vững được vì chi tiêu nuôi bộ máy quá lớn. Khi tinh giản sẽ có nơi làm không tốt, giảm nhầm người, nhưng về toàn cục cần đạt mục tiêu giảm việc trùng lắp hoặc dư thừa về chức năng nhiệm vụ” - độc giả này đưa ý kiến.
Độc giả Khải Quang thì nhận xét TS Tuệ chỉ là trường hợp đặc biệt. “Với những người trên 30 hoặc 40 tuổi thì có thể bắt đầu lại được, chứ trên 50 thì rất khó. Tôi cho rằng một vị tiến sĩ không thể đại diện cho tất cả, và không phải ai bỏ công chức cũng đều thành công".
“Cũng không hẳn là sợ thì không nên làm công chức đâu. Mỗi người mỗi khả năng và thiên hướng riêng, miễn là vẫn cống hiến tận tâm cho công việc” - độc giả Lương Thanh Hải bày tỏ quan điểm.
Còn độc giả Nguyễn Hữu Minh dù ủng hộ việc tinh giản bộ máy nhưng vẫn cho rằng "những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chức" là suy nghĩ giản đơn, một chiều và mang tính cá nhân.
“Chọn làm công chức, viên chức đối với nhiều người là lựa chọn một công việc ổn định, theo sở trường, sở thích và muốn cống hiến lâu dài cho dân cho nước. Nhiều người rất giỏi, đầy tâm huyết và cũng rất thành công trong vai trò, trách nhiệm của một cán bộ, công chức, viên chức.
Những người làm quản lý, lãnh đạo cấp cao cũng sẽ gặp khó khăn, có khi thất bại nếu đặt họ ở vị trí dân doanh, đơn giản vì không đúng sở trường hay mong muốn của họ.
Bây giờ đặt những công chức, viên chức giỏi nhất của các bộ, ngành ở trung ương ra môi trường dân doanh, xem thử có mấy người thành công? Tôi tin là tỉ lệ này không cao vì môi trường không phù hợp, không đúng sở trường, nguyện vọng của họ” - anh Minh phân tích.
Độc giả Nguyễn Lê thì băn khoăn: “Dĩ nhiên không phải ai cũng chất lượng, nhưng về cơ bản họ đều được tuyển dụng theo nhu cầu của tổ chức ở các đợt thi công chức trước đây, đúng theo luật định. Do đó, việc giải quyết khi họ bị tinh giản, sa thải phải hợp lý.
Hơn nữa còn cả vấn đề đánh giá để giữ ai, loại ai. Hy vọng cách thức đủ chí công vô tư, chứ rốt cuộc lại người có quan hệ, lực mạnh hơn ở lại thì cũng không gọi là thành công”.
Sự băn khoăn cũng được thể hiện rõ trong bình luận của độc giả Nguyễn Anh Tú: “Ai còn trẻ thì không nói nhưng có những người đã cống hiến với phương thức quản trị hành chính như thế này bao năm qua. Họ vẫn làm việc miệt mài nhưng cách thức không còn phù hợp. Và đến giờ, khi có tuổi, họ đã hình thành tác phong nghề nghiệp và rất khó thay đổi thì việc lo ngại, việc sợ là bình thường.
Do vậy, cần có chính sách phù hợp với những trường hợp này để họ có công việc mới hoặc cách tiếp cận mới, hay động viên họ nghỉ...”.
Và những câu chuyện riêng
Trong dòng ý kiến gửi về, có những độc giả chia sẻ câu chuyện rời công chức của chính mình hoặc người thân.
Độc giả Lưu Hương cho biết chị từng có 12 năm công chức ở 1 cơ quan cũng cấp bộ.
“Khi tôi quyết định bỏ nơi đó cách đây 18 năm để sang nơi làm việc hiện tại, không còn là công chức, chồng tôi thậm chí gọi cho bố mẹ vợ nhờ ngăn cản. Sếp của tôi thì bảo sao em dại dột thế, chỗ mới chỉ là cơ quan nhỏ, sếp tổng ở đó chỉ bé bằng sếp ban của mình thôi. Rồi khi biết sếp trực tiếp mới nhỏ hơn tôi 8 tuổi thì càng có nhiều người bảo tôi ngốc.
Nhưng tôi chỉ cười. Họ không hiểu rằng bạn sếp nhỏ tuổi hơn tôi đó giỏi hơn tôi nhiều lần và làm việc với bạn, tôi đã học hỏi được vô số kiến thức mà ở nơi cũ, mang tiếng là cơ quan to, không thể có được. Cho đến giờ thì ai cũng thấy tôi đã quyết định đúng đắn”.
Đồng cảm với chia sẻ trên, bạn đọc Cỏ Mềm bày tỏ: "Tôi không hiểu tại sao nhiều người cứ bám trụ cơ quan nhà nước, trong khi đi làm ngoài, vẫn đóng bảo hiểm vẫn có lương hưu cơ mà, có kém gì đâu, thậm chí cao hơn". Cỏ Mềm kể câu chuyện của em gái mình "đi làm tư nhân, lương cao, đóng bảo hiểm cao, vừa rồi nghỉ việc hưởng 6 tháng trợ cấp thất nghiệp, tức ở nhà chơi mỗi tháng cũng có 22 triệu đồng, bằng mấy lần lương công chức, bây giờ lại có chỗ tư nhân mời làm lương cao luôn rồi".
Hơn 1 năm trước, độc giả Misu Phạm “chủ động nghỉ việc, chủ động thất nghiệp, chủ động ra khỏi nơi an toàn...”. Ai cũng tưởng lý do chính là chị theo chồng đi nước ngoài. Nhưng, chị cho biết, sâu xa không phải thế.
“Trước đó, năm 33 tuổi, sau một thời gian dài đi làm bằng tất cả sức lực và nhiệt huyết của tuổi trẻ, mình cứ thấy bản thân hao mòn đi mỗi ngày. Kiến thức có chừng đó đem ra xài mãi rồi, không đắp không bồi gì thêm... Tới ngày đẹp trời, chồng về Nhật, thôi thì mình cũng 'cuốn gói' đi theo. Mục đích là đi ra ngoài, học thêm cái gì đó... Mình quyết nhanh tính nhanh, không sợ phải làm lại...
Mình mới rời đi hơn 1 năm thì trong nước rộn rã chuyện tinh giản, sáp nhập... Nhiều đồng nghiệp cũ inbox hỏi cảm giác khi đang có nghề, có danh, có tiền, một ngày bỏ hết đi như thế, có tiếc không” - chị Misu chia sẻ.
Với những gì đã trải qua, chị nhắn nhủ “Đừng sợ hãi mọi người ạ. Khả năng linh hoạt của con người lớn lắm.... Còn người thì còn sức. Chuyện công việc, vượt qua được rồi sẽ thấy nó là một thay đổi bình thường trong cuộc đời”.
Độc giả Nguyễn Đức Tường thì cho biết những năm 1990, khi Chính phủ giảm biên, ông xung phong nghỉ chế độ 176, nhận mỗi năm công tác một tháng lương.
“Về nhà, tôi chống chếnh mất vài tháng, sau đó tìm kế sinh nhai mới. Đến nay, khi đã ở lứa tuổi U70, tôi thấy quyết định của mình quá đúng. Tôi tự do đúng nghĩa, không còn vì danh công chức với trăm thứ ràng buộc mà cuộc sống chỉ tàng tàng.
Ra ngoài sướng lắm, mình làm mình hưởng, có chút vất vả hơn công chức nhưng cuộc sống tốt hơn rất nhiều, cũng gom góp được một chút để tuổi già không phụ thuộc ai.
Trong cuộc cách mạng tinh giản này, công chức hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Làm công chức phải có tài thực sự, nếu không có tài thì khổ trăm đường, đặc biệt khổ lúc nghỉ hưu” - ông Tường bày tỏ.
Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chứcTừng là một công chức thành công và nay là doanh nhân thành đạt, TS Doãn Hữu Tuệ nhận định đích đến của việc tinh gọn là tới một lúc nào đó, làm trong bộ máy nhà nước thực sự là những người tài giỏi và tận tâm với công việc.