Tại Tọa đàm “Nhận diện và giải pháp ngăn chặn buôn lậu,ổngcụctrưởngquảnlýthịtrườngCónơitrộncảđấtxỉvàolàmphânbótyle ca cuoc bong da hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 28/7, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, đánh giá: Giai đoạn năm 2018, 2019, và đầu 2020, khi thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thì tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là hàng giả rất nhức nhối. Tuy nhiên, vài năm gần đây tình hình chắc chắn có phần giảm đi. Bởi vì các lực lượng có nhiệm vụ trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoạt động rất tích cực.
Nhưng từ đầu năm 2022, nạn hàng giả đang ngày càng tinh vi. Dẫn ví dụ hàng loạt mặt hàng, ông Trần Hữu Linh cho biết: Trước đây hàng giả chỉ tập trung một số mặt hàng như là mỹ phẩm, đồ gia dụng... nhưng bây giờ lại làm giả nhiều mặt hàng khác nhau, ví dụ như xăng dầu giả, vật tư nông nghiệp, phân bón.
"Trong sáu tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện ra rất nhiều những vụ việc chế tạo, sản xuất phân bón giả ngay ở trong thị trường nội địa. Nhiều vụ việc vi phạm rất nghiêm trọng, thậm chí trộn cả đất, cả xỉ vào để làm phân bón bán ra ngoài thị trường. Đấy là những mặt hàng mà trước đây rất ít khi xảy ra hàng giả", ông Trần Hữu Linh đánh giá.
Ngoài ra, thương mại điện tử đang là mảnh đất rất màu mỡ và khiến cho nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và thậm chí là cả hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ: Chúng ta đã biết rằng các phương thức kinh doanh mới trên các nền tảng công nghệ mới đã tạo ra những cái mô hình kinh doanh mới thuận tiện hơn cho những các doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng khi mua sắm. Tuy nhiên khi giá trị giao dịch cũng như số lượng giao dịch gia tăng thì phát sinh vấn đề hàng giả, hàng nhái cũng như là vấn đề lừa đảo trên môi trường trực tuyến.
Bởi lẽ, đặc thù của thương mại điện tử là người mua, người bán không gặp nhau nên những hành vi phạm trong thương mại điện tử cũng có xu hướng gia tăng và đặc biệt là có những hành vi mới, những thủ đoạn tinh vi hơn, phức tạp hơn.
"Chúng tôi cũng đồng tình rằng trong thời gian tới chúng ta phải đẩy mạnh tập trung xử lý những vấn đề liên quan đến lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả", ông Nguyễn Hữu Tuấn nhấn mạnh.
TS Bùi Kim Hiếu, Trưởng khoa luật Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, cho rằng: Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi và phức tạp. Dưới góc độ về mặt luật pháp, khung pháp luật điều chỉnh các hành vi này được thể hiện rất rõ.
Theo ông Hiếu, hơn ai hết trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chống hàng giả cần được thể hiện rất rõ ở chỗ DN phải thực hiện việc tuyên truyền cho hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm hoặc thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại để DN có thể tiếp cận, giới thiệu các thông tin của mình đến với khách hàng, đến với người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp phải xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu hoặc đối với kiểu dáng thông qua việc đăng ký bảo hộ dưới góc độ của Luật sở hữu trí tuệ và bảo hộ nhãn hiệu hoặc là bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ sáng chế và xác lập quyền tác giả và đăng ký bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc có thể là bảo hộ trong một phạm vi vùng hoặc lãnh thổ nào đó.
Theo ông Hiếu, DN cũng cần phải có sự phối kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm đến nhãn hiệu của mình.