设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua hang 2 duc】Muốn tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cần lưu ý gì? 正文

【ket qua hang 2 duc】Muốn tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-01-12 16:06:08
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?ốntăngxuấtkhẩuvàothịtrườngBắcÂudoanhnghiệpcầnlưuýgìket qua hang 2 duc

Thương mại hai chiều duy trì đà tăng

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu, trong 5 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy đạt 1,08 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 650,36 triệu USD, tăng 3,76% và nhập khẩu đạt 430,91 triệu USD, tăng 8,37% so với cùng kỳ năm 2023. Về đầu tư, các nước Bắc Âu hiện có 337 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 2,91 tỷ USD.

Muốn tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Dệt may, da giày là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Bắc Âu

Mặc dù xuất nhập khẩu duy trì được đà tăng trưởng, song con số tuyệt đối đạt được chưa cao. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về xu hướng của thị trường, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán Thương mại tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu cho biết, các nước Bắc Âu thường có chính sách để đạt mục tiêu của EU sớm hơn so với các nước khác. Trong số đó, nguyên tắc/tiêu chuẩn chung quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng dệt may của các nước Bắc Âu cần được các doanh nghiệp lưu ý.

Cụ thể, Uỷ ban Hợp tác về phát triển bền vững khu vực Bắc Âu đã tổ chức họp trong tháng 2 năm 2024 tại Stockholm, Thuỵ Điển và nhất trí đưa ra một nguyên tắc/tiêu chuẩn chung quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng dệt may.

Mục tiêu chính của việc đưa ra các quy định là nhằm giảm khối lượng lớn quần áo và hàng dệt may được tiêu thụ ở khu vực Bắc Âu. Ngành thời trang và dệt may là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Ngành này chiếm từ 8-10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và những người sống tại Bắc Âu tiêu thụ hàng dệt may nhiều hơn mức trung bình của thế giới.

“Thông qua đề xuất này, Uỷ ban đang hướng tới việc thiết lập các điều kiện tốt hơn cho chất lượng dệt may bền vững như len và da được sản xuất ở khu vực Bắc Âu, đồng thời giảm việc sử dụng các loại sợi làm từ nhựa nhẹ như ni-lông, polyester và acrylic. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dệt may chủ yếu dựa vào sợi tổng hợp, loại sợi này chiếm chưa đến 20% sản lượng sợi toàn cầu cách đây 20 năm nhưng hiện nay chiếm 62%” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý thông tin.

Bên cạnh đó, các nước Bắc Âu cũng mong muốn thúc đẩy ngành dệt may theo hướng bền vững hơn, mang lại sự cạnh tranh công bằng, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải dệt may được xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp ngoài EU để chôn lấp.

Qua các chính sách mở rộng của các nước Bắc Âu, có thể thấy, các nước này luôn đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tất cả các nước Bắc Âu đều nêu cao quan điểm phải có trách nhiệm hơn nữa để giảm tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Theo đó, Thuỵ Điển đã quyết định tăng gấp đôi viện trợ khí hậu lên 15 tỷ SEK (tương đương khoảng 1,54 tỷ USD) vào năm 2025, Đan Mạch cũng đang thúc đẩy đầu tư xanh, Na Uy sẽ hỗ trợ 14 tỷ NOK (tương đương với khoảng 1,49 tỷ USD) cho các nước đang phát triển vào năm 2026 để hỗ trợ biến đổi khí hậu và tăng cường công nghệ xanh, chuyển đổi sang các giải pháp tái tạo, tuần hoàn và bền vững.

Các Bộ trưởng của các nước Bắc Âu cũng đã thống nhất nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường như giảm thiểu sử dụng nhựa trong tương lai, đưa ra sáng kiến tăng cường sự tham gia của thanh niên vì một thế giới bền vững… Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu dùng xanh và xu hướng chuyển sang sản xuất bền vững đang là chủ đề nóng trong các diễn đàn của khu vực Bắc Âu và cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng người dân nơi đây.

Người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng có xu hướng thiên về thiên nhiên, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế, tái sử dụng. Đối với thực phẩm, thì ngày càng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Các thực phẩm hữu cơ cũng đang ngày càng thịnh hành và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Dự báo đến năm 2030, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ tại khu vực Bắc Âu sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý nêu rõ, đối với các mặt hàng thời trang như dệt may, giày dép, do xu hướng ở các nước Bắc Âu là bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp các nước chuyển hướng tiếp thị các sản phẩm bền vững như “thời trang chậm”, ngược với “thời trang nhanh” là các sản phẩm nhanh lỗi mốt, chỉ mặc trong 1 mùa, gây lãng phí, sử dụng nhiều tài nguyên… và sử dụng nhiều công nghệ trong quá trình sản xuất như tự động hóa sản xuất, thiết kế 3D, số hóa cho các công việc hậu cần, phòng trưng bày và sàn diễn ảo, đánh giá, đo lường tác động đối với môi trường… Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để chuyển hướng sản xuất phù hợp với xu hướng thế giới trong thời gian tới.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Về triển vọng thương mại những tháng cuối năm, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý thông tin, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các hộ gia đình khu vực Bắc Âu đã thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu ngay cả trong những tháng nghỉ hè. Nhiều ngành gặp khó khăn như xây dựng, buôn bán nội thất, quần áo, giày dép… và được dự đoán sẽ có nhiều vụ phá sản trong thời gian tới. Thương mại ngành quần áo, giày dép đều giảm mạnh, trong khi lĩnh vực xây dựng có thể thấy rõ sự tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990, tình trạng phá sản trong ngành ngày càng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu của khu vực này giảm.

Bên cạnh đó, đồng tiền của các nước này, đặc biệt là Thụy Điển, hiện đang ở mức thấp kỷ lục so với đồng euro và đô la Mỹ. Việc đồng tiền yếu đã làm cho hàng hoá nhập khẩu trở lên đắt đỏ. Đồng thời, các hàng hoá sản xuất trong nước trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hoá nhập khẩu. Điều này có thể thúc đẩy sự ưa thích các sản phẩm nội địa và làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ các nước khác.

Ngoài ra, các xung đột chính trị và chiến tranh tại một số khu vực trên thế giới đã làm tăng chi phí vận chuyển quốc tế khiến giá thành sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường Bắc Âu. Do vậy, đối với các thị trường nhỏ và xa như Bắc Âu, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển nhập khẩu qua trung gian để tiết kiệm chi phí. Do vậy, dự báo nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam vào khu vực Bắc Âu sẽ khó khăn trong 6 tháng cuối năm.

Để khắc phục các khó khăn của thị trường, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh các hoạt động thường xuyên như cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp qua 2 trang web, facebook, bản tin của thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu đã tổ chức một số hội thảo cũng như tuần hàng, hội chợ để quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh, cũng như quảng bá sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam. Thương vụ cũng đưa đoàn doanh nghiệp Bắc Âu về Việt Nam tham dự Hội chợ nguồn hàng do Bộ Công Thương tổ chức. Một số hợp đồng đã được ký kết ngay sau hội chợ. Nhiều mặt hàng rất mới được đưa vào thị trường.

Năm 2024 đánh dấu 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển. Đây là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và thương mại. Do vậy, trong 6 tháng cuối năm, Thương vụ tập trung cho các hoạt động kỷ niệm 55 năm kết hợp quảng bá hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam thông qua Diễn đàn doanh nghiệp và Tuần hàng Việt Nam tại Thụy Điển.

Mới đây, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển đã tham gia Hội chợ Thương mại - Ẩm thực ASEAN 2024 tại Stockholm, Thụy Điển.

Đông đảo cộng đồng người dân ASEAN cùng hàng nghìn lượt du khách sở tại đã tham dự sự kiện. Ngoài các hoạt động quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam của Đại sứ quán, hơn 70 mặt hàng nông sản, thực phẩm đã được Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển quảng bá rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng bản địa.

Trong đó, nhiều mặt hàng mới được thương vụ quảng bá để giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu tiêu thụ nhiều hơn như gạo ST25, nếp cái hoa vàng, đu đủ xanh nạo sợi, bánh mì Việt Nam, sầu riêng đông lạnh, cá tra, cá điêu hồng… Nhiều mặt hàng tiềm năng khác cũng được thương vụ giới thiệu cho các doanh nghiệp nhập khẩu như: Bún chùm ngây, bún trà xanh, phở gạo lứt, bánh tráng rau củ, mỳ rau củ, bánh tráng thanh long, các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút làm từ bột gạo, bộ đồ ăn bằng tre, nấm Đà Lạt…

热门文章

0.5867s , 7602.6328125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【ket qua hang 2 duc】Muốn tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cần lưu ý gì?,Empire777  

sitemap

Top