发布时间:2025-01-10 16:10:41 来源:Empire777 作者:Thể thao
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân. Ảnh tư liệu |
Vượt trần tỷ lệ sở hữu
Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định rõ tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong tổ chức tín dụng. Theo đó, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% (trước đây là 15%); cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% (trước đây là 20%). Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
Yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay quy định“Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Cần có cải cách thực sự về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra để Luật Các tổ chức tín dụng mới có thể được thực thi một cách nghiêm túc. Không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay”. TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. |
Kể từ ngày 1/7, khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực, ngân hàng còn phải công bố thông tin những cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ cùng người có liên quan. Danh sách những người có liên quan của cổ đông được mở rộng so với trước. Từ đó, giới quan sát được vén màn thấy rõ cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng.
Sau gần 4 tháng triển khai quy định, dù nhiều cổ đông giảm dần tỷ lệ sở hữu song tình trạng vượt trần quy định vẫn rõ nét tại nhiều ngân hàng.
Chẳng hạn, tại một ngân hàng mới đổi tên, đổi bộ nhận diện thương hiệu cuối năm vừa qua, ba doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sở hữu trên 13% vốn điều lệ, cao hơn mức trần quy định tại luật (10%). Trong bảng cập nhật danh sách cổ đông năm trên 1% vốn điều lệ công bố giữa tháng 9/2024 của một ngân hàng tư nhân lớn mạnh có hệ sinh thái chuyên cho vay doanh nghiệp, lượng cổ phiếu do một cổ đông chủ chốt nắm giữ không lớn song cộng thêm với người có liên quan của cổ đông đó thì tỷ lệ này lên tới gần 20%.
Chia sẻ tại một hội thảo gần đây, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Cty Luật SBLAW cho biết, hiện tượng các lãnh đạo các tập đoàn tài chính thường nhờ người thân hoặc nhân viên trong tập đoàn để đứng thay cho các chủ sở hữu ngân hàng tại công ty sân sau, để tránh quy định về vượt trần tỷ lệ sở hữu.
“Thông thường, một công ty sân sau như vậy sẽ có hai hội đồng quản trị, trong đó, lãnh đạo thực sự là ông chủ ngân hàng. Nhân viên đứng tên thay chỉ làm nhiệm vụ ký hộ chứ không có quyền quyết định. Điều đó dẫn tới hệ lụy pháp lý rất lớn”, ông Hà bày tỏ.
Trường hợp nhân viên vì sức ép của lãnh đạo mà phải chấp nhận đứng tên thay cho sếp ở công ty sân sau thì nên hết sức cân nhắc, đôi khi làm vì nể sếp hay vì lợi ích vật chất nhưng hậu quả sẽ rất lớn.
Nêu kinh nghiệm quốc tế về quản lý các ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho biết, ở Mỹ cũng có sự kiểm soát về tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng. Bên Mỹ có thông lệ affidavit (tuyên bố hữu thệ), trong nhiều trường hợp, các cổ đông phải có bản tuyên thệ rằng nếu họ khai gian sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có thông lệ này.
Đáng lo hơn, còn xuất hiện tình trạng nói một đằng nhưng làm một nẻo, dẫn đến chưa thực sự kiểm soát được sở hữu thực sự của một cá nhân hay một tổ chức kinh tế tại ngân hàng.
Thực tế cho thấy ma trận sở hữu rối rắm tại nhiều ngân hàng giúp các sân sau có thể vươn “vòi bạch tuộc” nhằm thâu tóm, nắm quyền kiểm soát tại các ngân hàng.
Nâng chất lượng thanh tra, giám sát
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Luật Các tổ chức tín dụng mới. Việc kiểm tra nguồn gốc vốn góp là rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch song trên thực tế, việc thực hiện điều này sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung của xã hội Việt Nam còn thấp.
Bên cạnh đó, công tác giám sát và thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập như trường hợp của Ngân hàng SCB trong nhiều năm tồn tại trong tình trạng không minh bạch mà không ai xử lý. Việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.
Trước hệ luỵ từ sở hữu chéo, thao túng ngân hàng như thời gian qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đề xuất cần có chế tài nghiêm ngặt, ở nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Nếu ngân hàng nào vi phạm quy định lặp đi lặp lại, chẳng hạn như 3 lần thì phải rút giấy phép, cần phải có một vài ngân hàng sai phạm bị xử phạt một cách mạnh tay để làm gương cho toàn thị trường.
Ngoài ra, theo ông Hiếu, các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ nhưng điều này thường sẽ không giấu được cơ quan chức năng. Muốn làm quyết liệt sẽ làm được, việc điều tra một người có liên quan đến ai trong ngân hàng đâu khó.
Chẳng hạn, các cổ đông bị nghi ngờ có sự kết nối với nhau thường có dấu vết kết nối qua tài khoản, thể hiện trên sổ sách, dĩ nhiên có giao dịch tiền mặt nhưng rất nhỏ. Vị chuyên gia này nhấn mạnh quan trọng là phải thanh tra nghiêm túc, rõ ràng. Trường hợp SCB, cán bộ phát hiện ra sai phạm nhưng nhận hối lộ và che giấu thì vô cùng nguy hiểm.
Cổ đông ngân hàng sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ không được cấp tín dụng mớiNgân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, ngân hàng thương mại phải phối hợp với cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ phù hợp với phương án cơ cấu lại hoặc được phê duyệt của cấp có thẩm quyền của cổ đông và người có liên quan để bảo đảm tuân thủ các quy định. Ngân hàng sẽ phải rà soát danh sách cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ, thời điểm chốt số liệu để xác định danh sách đến hết ngày 30/6/2024. Đáng chú ý, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan. Cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt (nếu có) đối với số cổ phần nắm giữ vượt giới hạn đến khi đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần. Ngân hàng thương mại gửi lộ trình tuân thủ đến NHNN, cổ đông, cổ đông và người có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. “Trường hợp để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu ngân hàng thương mại chỉnh sửa, hoàn thiện lộ trình tuân thủ” - NHNN nêu rõ./. |
相关文章
随便看看