【xoilac tv ket qua bong da hom nay】Cần 10.567 tỷ đồng cho tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016
Cần nguồn lực 10.567 tỷ đồng cho tái cơ cấu
Tại tờ trình báo cáo trước UBTVQH về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016 – 2020, Chính phủ đề ra 5 nội dung tái cơ cấu trọng tâm gồm: Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý FDI; Tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước (DNNN, đầu tư công, ngân sách nhà nước và dịch vụ sự nghiệp công); Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán; Hiện đại hoá công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; Tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng (thị trường quyền sử dụng đất, lao động, khoa học công nghệ).
Trong đó, Kế hoạch đề ra một số chỉ tiêu cụ thể cho các nội dung trọng tâm này, như kiểm soát lạm phát dưới 3% đến năm 2020. Dự trữ ngoại hối lên khoảng 4 – 5 tháng nhập khẩu. Giảm thâm hụt NSNN xuống dưới 4% GDP vào năm 2020, duy trì nợ công không vượt quá 65% GDP. Đẩy nhanh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một cách thực chất, giảm bớt ngành nghề quy định nhà nước cần nắm giữ đa số cổ phần.
Đối với tái cơ cấu thị trường tài chính, mục tiêu là xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% một cách bền vững. Giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý so với lãi huy động, có tính cạnh tranh với các nước trong khu vực. Về thị trường chứng khoán, đến năm 2020, quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Để thực hiện kế hoạch này, bên cạnh nhiều giải pháp được nêu ra, Chính phủ cũng tính toán nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu giai đoạn tới trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến khoảng 10.567 tỷ đồng theo giá thực tế.
Thoái vốn nhà nước có thể thu về 20 – 30 tỷ USD
Do khả năng huy động nguồn lực bổ sung là rất hạn chế, việc thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu được quán triệt theo quan điểm các nhiệm vụ ưu tiên của kế hoạch tập trung vào nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực, từng bước để cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Do vậy, hạn chế tối đa việc huy động các nguồn lực bổ sung từ NSNN để thực hiện tái cơ cấu.
Trong một số ít trường hợp có khả năng sử dụng một số nguồn lực nhà nước nhất định, đặc biệt là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, việc dự kiến lợi ích và chi phí cụ thể của các nhiệm vụ tái cơ cấu sẽ được ước tính và đề xuất cụ thể tại các đề án, như tại đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, tận dụng tối đa nguồn lực thu được từ các nhiệm vụ tái cơ cấu đặt ra trong kế hoạch để đầu tư thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Cụ thể, việc đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các DN có thể tạo nguồn thu từ 20 – 30 tỷ USD trong giai đoạn 2016 – 2020.
Về lộ trình thực hiện, kế hoạch tái cơ cấu đề ra 70 nhiệm vụ gắn với thời gian thực hiện cụ thể. Trong đó, có một số nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện ngay trong 2 năm tới. Đó là kiên quyết xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, thực chất, áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém. Kiên quyết cổ phần hoá, chú trọng thoái vốn nhà nước tại các DN một cách thực chất, theo lộ trình. Hoàn thiện thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư công. Đổi mới cơ chế quản lý và phân bổ đầu tư công theo nguyên tắc cạnh tranh, giảm xin – cho – chia trong phân bổ đầu tư công.
Chú trọng phân bổ nguồn lực, loại bỏ xin – cho
Thẩm tra Kế hoạch tái cơ cấu, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với các quan điểm của tờ trình nhưng đề nghị nhấn mạnh quan điểm có tính xuyên suốt trong chỉ đạo và thực hiện tái cơ cấu, đó là “tập trung phân bổ lại, khai thác hiệu quả các nguồn lực, loại bỏ cách tiếp cận theo hướng xin – cho; nhanh chóng khoanh vùng để xử lý các vấn đề tồn đọng một cách kịp thời”.
Đồng thời, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát các nguồn lực và phương thức huy động, để đảm bảo các đề án, nhiệm vụ đề xuất đã được cân đồi trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn, Kế hoạch tài chính 5 năm.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lưu ý khâu tổ chức thực hiện, do đây là khâu yếu nhất trong việc triển khai các chính sách lâu nay, nên cần có biện pháp quyết liệt hơn, sáng tạo hơn trong cách thức tổ chức thực hiện./.
Theo 3 kịch bản tái cơ cấu, kịch bản 1 có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất (7,01%/năm), kịch bản 2 là 6,86%/năm và kịch bản cơ sở là 6,55%/năm; lạm phát bình quân hàng năm tương ứng với 3 kịch bản này là 3,5%; 4,5% và 5%. Trong nội dung Kế hoạch, Chính phủ tiếp cận các mục tiêu tái cơ cấu theo kịch bản 2 (đẩy nhanh tái cơ cấu), tuy nhiên có tiếp cận kịch bản 1 (tái cơ cấu quyết liệt) ở những nội dung có khả năng đẩy nhanh tốc độ. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, việc tiếp cận chủ yếu theo kịch bản 2 như đề xuất của Chính phủ chưa thuyết phục để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 (do chỉ kịch bản 1 có chỉ tiêu lạm phát và bội chi ngân sách phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới). |
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- 68.200 sản phẩm mở bán trên onlinefriday.vn
- 251 ca Covid
- Xuất khẩu trên 20 tỷ USD, nông sản Việt vẫn bị nhầm của nước khác
- Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- Điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật
- 2,85 tỷ USD kiều hối về TP.HCM trong 8 tháng
- Bệnh nhân 178 khai báo gian dối, Thái Nguyên cách ly 46 F1, 196 F2
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Quy định chuyển nhượng dự án bất động sản còn chồng chéo
- Hai năm sống trong nguy hiểm của cô gái mất khứu giác
- Đau vùng kín, nam thanh niên 22 tuổi bị ung thư tinh hoàn di căn phổi
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- FDI: Từ “thảm đỏ” đến thảm cảnh môi trường
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Thách thức trong quản trị cung ứng, vận tải và logistics ngành nông nghiệp
- Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trương Huy San và Trần Đình Triển
- Một thuê bao điện thoại gọi 251 lần tới Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM
- Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- Chất lượng môi giới bất động sản Việt Nam còn thấp