Một đoạn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Bộ GTVT vừa có công văn số 10032/TTr – GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh,ổsungtuyếncaotốcdàikmvàoquyhoạchđếnđịnhhướngsaunăkết quả giao hữu các câu lạc bộ bổ sung Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở triển khai công tác chuẩn bị đầu tư
Tại công văn này, Bộ GTVT xin giữ nguyên quan điểm, mục tiêu, cấu trúc mạng đường bộ cao tốc, cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ – TTg ngày 1/2/2016, chỉ điều chỉnh cục bộ một số nội dung.
Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước về GTVT xin bổ sung vào quy hoạch 3 tuyến cao tốc mới vào hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm: Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên dài 370 km, Chợ Mới – Tp. Bắc Cạn dài 34 km, tuyến cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 81 km; bổ sung tuyến cao tốc từ Ngọc Hồi – cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) dài 21 km; bổ sung 4 tuyến cao tốc mới vào hệ thống cao tốc khu vực miền Nam gồm: Gò Dầu – cửa khẩu Xa Mát dài 65 km, Trung Lương – Bến Tre dài 50 km, Hồng Ngự (Đồng Tháp) – Trà Vinh dài 166 km, kéo dài tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng tới cảng Trần Đề dài khoảng 30 km.
Bộ GTVT xin điều chỉnh tiến độ đầu tư một số đoạn cao tốc từ sau năm 2030 về trước năm 2030 gồm các đoạn Trà Lĩnh – Đồng Đăng; Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc; Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hà Tiên – Rạch Giá – Cà Mau.
Tính tổng cộng các tuyến cao tốc dự kiến sẽ được bổ sung và điều chỉnh tiến độ triển khai là 1.365 km, tổng mức đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 là 182.199 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, trong khoảng thời gian triển khai quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển đất nước, phát triển ngành sẽ xuất hiện các yếu tố dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm cơ để triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự ándự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025:
Trong quá trình làm việc với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, rà soát bổ sung quy hoạch một số tuyến cao tốc, gồm: bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La; nghiên cứu, cập nhật đoạn Ngọc Hồi - Bờ Y; nghiên cứu đầu tư tuyến Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (Cao Bằng) giai đoạn 2016-2020; đầu tư tuyến cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Hà Nội - Lào Cai; điều chỉnh cục bộ hướng tuyến và tiến trình đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình; nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến Gò Dầu – Xa Mát; nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau trong kế hoạch 2021-2026.
Bên cạnh đó, kết quả dự báo lưu lượng giao thông vào năm 2030 trên các tuyến được xem xét bổ sung quy hoạch: Ngọc Hồi - Bờ Y, Gò Dầu - Xa Mát khoảng 19.500 xcqđ/ngày đêm; cửa khẩu Thanh Thủy - Vinh khoảng 18.000 xcqđ/ngày đêm; đoạn Hòa Bình - Sơn La khoảng 14.600 xcqđ/ngày đêm. Với nhu cầu và sự gia tăng lưu lượng trên các hành lang vận tải này cần xem xét bổ sung quy hoạch các tuyến cao tốc làm cơ sở huy động vốn đầu tư.
“Như vậy, do các điều kiện khách quan như: thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo đề nghị của các địa phương, kết quả dự báo lưu lượng,... nên việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếxã hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Ông Thọ cũng cho biết, đối với quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, Bộ GTVT đang tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, dự kiến quý IV/2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751/2019/NQ-QH ngày 16/8/2019 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch, trong đó cho phép các quy hoạch tích hợp được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt.
Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam là quy hoạch về kết cấu hạ tầng được Bộ GTVT kiến nghị là quy hoạch tích hợp vào quy hoạch ngành quốc gia nên sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/NQ-QH ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trên.
顶: 516踩: 3
【kết quả giao hữu các câu lạc bộ】Bổ sung 8 tuyến cao tốc dài 817 km vào quy hoạch đến 2020 định hướng sau năm 2030
人参与 | 时间:2025-01-10 22:01:41
相关文章
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- 2 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 6,28 tỷ USD
- Đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức
- Du khách Việt tìm kiếm những điểm đến nhiều nhất vào dịp Tết 2023
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Lịch công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 63 tỉnh thành
- 200 vận động viên tranh tài Giải thi đấu thể dục thể thao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Dùng tem điện tử chặn rượu giả nhập khẩu
- PM to visit Laos, co
- Khởi tranh giải bóng đá nam cán bộ, viên chức, lao động ĐH Huế
评论专区