(CMO) Sau Hội nghị Tỉnh uỷ Cà Mau mở rộng lần thứ Chín, chuyện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững càng được tập trung quan tâm. Không phải vì vấn đề này mới, mà sau khi có những đánh giá tổng quan, có một điều trăn trở rằng: Cà Mau vẫn còn lâu lắm mới thoát khỏi sự ám ảnh của cái nghèo. Trong tỷ lệ hộ nghèo chung (ước khoảng 7,96% tính đến thời điểm hiện tại) thì vẫn còn đối tượng gia đình chính sách, người có công; một bộ phận lớn (hơn 13%) đồng bào dân tộc và gia đình của đảng viên.
Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng phát biểu gan ruột rằng: “Để hộ gia đình chính sách, gia đình đảng viên còn thuộc diện hộ nghèo là điều rất đáng băn khoăn. Phải kiên quyết xoá nghèo cho những đối tượng này, chậm nhất là đến hết năm 2018”.
Quyết tâm chính trị đã có, song hành trình còn lắm gian truân.
Tìm về vùng đất có những địa danh như Kinh Chuối, Bến Bào, Nhà Dài, Nhà Cũ…, chúng tôi đã được giới thiệu đây là địa phương khó khăn bậc nhất của huyện Đầm Dơi. Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần cho biết: “Hiện huyện còn 155 đối tượng chính sách người có công thuộc diện nghèo và cận nghèo. 28 đảng viên thuộc diện nghèo, cận nghèo”. Trong đó, xã Quách Phẩm Bắc được coi là “vùng trũng” của cái nghèo tại Đầm Dơi. Với 11 ấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cộng dồn lại của toàn xã gần 35% dân số. Trong đó, gia đình thuộc diện chính sách, hưởng chế độ (cả nghèo và cận nghèo) là 70 hộ. Còn đồng bào dân tộc thì nghèo và cận nghèo hơn 74%.
Nếu để tư tưởng bế tắc, vô cảm trước cái nghèo còn tồn tại thì quá trình giảm nghèo sẽ không bao giờ tới đích. (Ảnh chụp tại xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi). Phó chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc Lê Khắc Phi cho biết: “Tỷ lệ hộ nghèo thay đổi theo mỗi lần thay đổi chuẩn quy định. Có người nghèo, hết nghèo rồi lại rớt vô diện nghèo. Còn tại sao nghèo? Có nhiều nguyên nhân lắm”.
Một bộ phận người dân có hoàn cảnh neo đơn, mất sức lao động hoặc bệnh tật, khó có khả năng phát triển kinh tế gia đình. Một bộ phận khác không đất, hoặc có đất nhưng đã cầm cố, không nghề nghiệp ổn định. Riêng tại Quách Phẩm Bắc, các vị lãnh đạo chính quyền đã phải thẳng thắn thừa nhận: “Một số ít bà con trông chờ, ỷ lại và chưa có ý thức vươn lên”.
Vậy là cội rễ của cái nghèo đã dần sáng tỏ: Không chỉ là mô hình sản xuất thiếu hiệu quả, hoặc nguồn vốn chẳng đủ để thoát nghèo… Cái chính yếu chính là nhận thức, là cách hành xử của người nghèo với chính cái nghèo.
Có một cách nói rất đau xót của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân: “Khi người nghèo không muốn thoát nghèo thì cũng chẳng còn cách nào khác”. Chỉ khi nào, người nghèo tự trọng với chính mình, có khát khao vươn lên trong cuộc sống, không còn cảnh “ghen tỵ với nhau vì cái sổ hộ nghèo”, “không cãi vã hoặc ưu ái nhau trong quá trình bình xét hộ nghèo”… thì khi đó may ra tình hình mới thay đổi.
Nguồn lực của tỉnh Cà Mau dành cho công tác giảm nghèo không hề nhỏ, giai đoạn 2011-2016 trên 2.900 tỷ, hàng loạt biện pháp được vận dụng, huy động hầu như toàn hệ thống chính trị vào cuộc, song nhận thức về cái nghèo của người nghèo vẫn chưa thay đổi, và đây là nguyên nhân sâu xa, căn bản nhất.
Chị Lê Thị Ly, công chức Lao động - Thương binh xã Quách Phẩm Bắc, dẫn chúng tôi đi cơ sở, ghé thăm một số gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo của địa phương, chị nói: “Nãy giờ ghé mấy hộ còn đỡ đỡ, chớ có một số hộ nghèo hoàn cảnh còn thắt ngặt hơn”. Chúng tôi ngẫm nghĩ hoài: “Cái nghèo sao cứ đeo bám hoài một vùng đất giàu truyền thống cách mạng”. Vào nhà ông Trịnh Văn Cuôl, từ trước tới sau vắng tanh, vợ ông cất lời: “Nhà đi mần mướn hết rồi, còn tui với ổng”. Chỉ có nền nhà ở, ông Cuôl và vợ lại bệnh tật liên miên, nên “chẳng biết bao giờ thoát nghèo”. Hỏi ông bà có đề xuất gì không, bà vợ bảo: “Có tiền để mần này, mần kia cho thoát nghèo”.
Chú Năm Ưu (Phạm Văn Ưu, ấp Nhà Cũ, thương binh 4/4, vợ bệnh tai biến liệt giường) trầm ngâm chia sẻ: “Chú chiến trường qua rồi, tuổi cao, lại bị vết thương hành hạ, bây coi làm gì nổi để thoát cận nghèo”. Chú Năm nói rằng, ai muốn nghèo đâu, nhưng “bây giờ thoát cận nghèo cũng không quan trọng bằng việc xin một căn nhà để ở cho đàng hoàng, dột nát hết rồi”. Chú Năm thờ Mẹ Việt Nam anh hùng, mắt đăm đăm nhìn 12 công đất mà “tôm tép chẳng có gì ráo trọi”, rồi than thở: “Chú bây giờ chắc hết cửa thoát nghèo rồi”.
Chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc Nguyễn Việt Khái khẳng định: “Xã sẽ tổng hợp, rà soát và phân loại từng đối tượng hộ nghèo cụ thể, từ đó tập trung vào công tác tuyên truyền. Cái quan trọng là sự trợ lực của các cấp, các ngành, tạo ra nguồn lực mạnh về vốn, mô hình sản xuất điểm có khả năng thành công để nhân rộng, như vậy quá trình giảm nghèo mới hiệu quả”.
Ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh rằng: “Đã tới lúc, không phải ai cũng nhận được hỗ trợ, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chúng tôi kiên quyết chỉ đạo, chỉ giúp đỡ những đối tượng, những gia đình xứng đáng”. Đó là phương hướng để đồng bào dân tộc vươn lên thoát nghèo. Riêng đối tượng gia đình chính sách, có công với cách mạng, giảm nghèo phải bắt đầu từ ý thức, truyền thống và bản lĩnh cách mạng. Đồng hành với đó là sự quan tâm, sâu sát của chính quyền, đảng bộ địa phương. Với đảng viên, phải tiền phong, gương mẫu, nỗ lực thoát nghèo để nêu gương cho Nhân dân.
Làm sao để thoát nghèo? Câu trả lời có thể cần cả thời gian, nguồn lực, quyết tâm… và rất nhiều yếu tố để trả lời. Đất nước dồn sức cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nhưng quan trọng nhất làm sao để người nghèo giảm nghèo từ nhận thức./.
Phạm Nguyên
顶: 25踩: 72334
【xem bongs ddas truc tuyen】Giảm nghèo từ nhận thức
人参与 | 时间:2025-01-26 22:04:41
相关文章
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Iniesta đưa Tây Ban Nha lần đầu lên đỉnh thế giới
- Nghệ An: Phát hiện 1 tấn xăng E5 không rõ nguồn gốc trên biển Cửa Lò
- Các trường quân đội tuyển bổ sung gần 200 chỉ tiêu ĐH, CĐ
- Của nhà cũng trộm
- Ở hai đầu chiến tuyến
- Cuộc đua đăng cai World Cup: Anh nhiều lợi thế
- 'Lời nói của gia sư khiến giáo viên THPT chúng tôi chạnh lòng'
- Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- “Ai cũng có thể bình luận về giáo dục, giống như bình luận về bóng đá”
评论专区