当前位置:首页 > Cúp C1

【lich bong da vn】Kiểm soát giao nhận các loài động thực vật hoang dã

kiem soat giao nhan cac loai dong thuc vat hoang da

Ảnh minh hoạ.

Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) cùng với Hiệp hội quốc tế chống tội phạm về các loài hoang dã (ICCWC) tổ chức hội thảo với mục đích thống nhất một loạt các khuyến nghị giải quyết những vấn đề về pháp lý,ểmsoátgiaonhậncácloàiđộngthựcvậthoangdãlich bong da vn năng lực và thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát giao nhận hàng hóa, bảo vệ môi trường.

Việc bắt giữ hàng hóa buôn lậu, bao gồm cả các sản phẩm từ các loài hoang dã, những nỗ lực ngăn chặn hàng hóa phi pháp tới tay người tiêu dùng chỉ thường dẫn đến việc bắt giữ những đối tượng vận chuyển nhỏ lẻ chứ không thể phát hiện các đường dây, tổ chức chủ mưu.

Hoạt động sản xuất có sử dụng nguyên liệu từ các loài hoang dã hàng năm gây nên những thiệt hại to lớn trị giá nhiều tỷ USD. Ngoài ra, loại tội phạm này còn làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của đại diện các nước tham gia hội thảo và ICCWC, rất khó có thể phát hiện ra hoạt động sản xuất hàng hóa từ các loài hoang dã, nhưng các cơ quan chức năng có thể kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới và nơi tiêu thụ cuối cùng.

Do đó, các cơ quan Hải quan được khuyến nghị tăng cường kiểm soát tại biên giới và giám sát các đường dây vận chuyển, giao hàng tới điểm cuối cùng. Bằng cách thức này, các cơ quan chức năng có thể tập hợp chứng cứ tại từng khâu trong dây chuyền thương mại và nếu có thể, sẽ bắt giữ và xử lý những đối tượng vi phạm.

Tham gia giám sát việc giao hàng cho phép các cơ quan thực thi pháp luật có thể giám sát từ nguồn cung cấp và phân phối. Quá trình này bao gồm nhà sản xuất, người chế tạo, bán lẻ hoặc người tiêu dùng cá nhân; việc điều tra tại khâu giao hàng cuối cùng thường cho phép thu thập được chứng cứ xác định những nhân tố liên quan trong tất cả các khâu trong một đường dây buôn lậu.

Hiện nay, cơ quan Hải quan đang sử dụng nhiều công cụ sẵn có để đấu tranh chống việc buôn bán, vận chuyển các loài động thực vật hoang dã. Công tác này đòi hỏi phải có sự kết nối giữa các cơ quan Hải quan, trao đổi thông tin giữa các thành viên của WCO và ICCWC. Việc sử dụng kỹ thuật thực thi pháp luật đem lại những kết quả tích cực để đưa các đối tượng buôn lậu ra trước pháp luật.

Những nội dung trên đều được đưa ra thảo luận tại hội thảo này nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho công tác quản lý, giám sát giao nhận hàng hóa. Tại hội thảo, Tổng Thư ký CITES John Scanlon khẳng định cam kết của tổ chức này trong việc nâng cao giá trị phối hợp với WCO, ICCWC.

Trong quá trình này, INTERPOL cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến để đưa các cơ quan chức năng lại gần với nhau hơn. Cụ thể như sáng kiến xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, tiến hành các chiến dịch kiểm soát chung với việc sử dụng công nghệ giám sát hiện đại và sự tham gia của các lực lượng kiểm soát biên giới. Hiện tại, mạng lưới của INTERPOL gồm 190 thành viên và hệ thống trao đổi thông tin I-24/7 của Cảnh sát quốc tế.

Đại diện Hải quan Trung Quốc cũng đề xuất nên chú ý tới việc tận dụng sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường năng lực làm việc của các lực lượng kiểm soát biên giới. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới cũng sẵn sàng hỗ trợ cho quá trình này thông qua việc tăng cường tài trợ cho quỹ tín thác đa phương của các nhà tài trợ.

Vân Anh

分享到: