当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【u19 napoli】“Phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển"

phai triet de tiet kiem chi thuong xuyen va chi dau tu phat trienquot

Tiết kiệm là cốt lõi

Vấn đề tiết kiệm chi lâu nay được đề cập nhiều,ảitriệtđểtiếtkiệmchithườngxuyênvàchiđầutưpháttriểu19 napoli tuy nhiên, "nói dễ, làm khó". Ông nghĩ sao về yêu cầu đặt ra là phải thực hiện cả tiết kiệm chi thường xuyên và chi đầu tư?

Trong chi thường xuyên, chi trả nợ và chi đầu tư, có cái không tiết kiệm được, đó là chi trả nợ theo cam kết, đến hạn phải trả nợ gốc và lãi, thực hiện khế ước, trách nhiệm của bên vay.

Còn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, cần phải triệt để tiết kiệm, nhất là trong điều kiện quy mô nền kinh tế của chúng ta nhỏ, GDP bình quân trên đầu người thấp và mức độ động viên vào ngân sách còn hết sức hạn chế. Vì vậy việc quản lý có hiệu quả NSNN đang là vấn đề đặt ra rất lớn, một áp lực lớn và phải trở thành chương trình hành động của các ngành, các cấp, của mọi tổ chức, cá nhân. Nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách thì tiết kiệm là cốt lõi.

Trong chi thường xuyên, thì tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi thấp, nhưng khối lượng chi lại rất lớn. Trong những năm qua, tình trạng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN liên tục tăng. Để tiết kiệm chi thường xuyên, trước hết tinh giảm biên chế là nhiệm vụ cấp bách. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ chi trong chi thường xuyên như chi sự nghiệp, vẫn còn bố trí dàn trải dẫn đến lãng phí, không tiết kiệm nên cần phải tính toán lại.

Chi thường xuyên hiện còn tồn tại nhiều bất cập, trong khi chi cho an sinh xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, thưa ông?

Chính sách chi cho an sinh xã hội năm qua được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Nếu xét tốc độ tăng chi của các lĩnh vực, thì chi cho an sinh xã hội được chú trọng với tốc độ chi tăng cao nhất. Nhưng cùng với chi cho an sinh xã hội và quá trình cải cách tiền lương đã tăng tỷ lệ chi thường xuyên từ mức trên dưới 50% lên đến 67% trong năm 2014 vừa qua. Đây là một vấn đề cần đặt ra.

Muốn hạn chế được chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho con người thì không thể không thực hiện cải cách tiền lương. Bởi vì nếu không thực hiện cải cách tiền lương sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám từ khu vực Nhà nước sang khu vực phi Nhà nước. Rồi tiền lương quá thấp thì không thể nào trở thành động lực đối với người lao động trong khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, nếu giữ biên chế, thực hiện cải cách tiền lương như hiện nay thì nguy cơ chi thường xuyên còn vượt trên 2/3 tổng chi NSNN và trong chi thường xuyên thì 2/3 là dành cho chi con người. Phần còn lại để đầu tư phát triển, hoặc phần còn lại trong chi thường xuyên để dành cho kinh phí hoạt động sẽ rất ít.

Chính vì vậy, cần cơ cấu chi thường xuyên theo hướng, trước hết sắp xếp lại nhân sự, biên chế, rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức phù hợp thực tế và thực hiện khoán kinh phí, biên chế, bố trí ngân sách theo đầu ra để việc quản lý sử dụng NSNN trở thành động lực và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, chứ không phải bằng cơ chế bên ngoài, từ bên trên nén xuống.

Bố trí ngân sách theo kết quả đầu ra để thực thi tiết kiệm

Tiết kiệm không nên nói chung chung, mà phải "điểm mặt chỉ tên", tiết kiệm bao nhiêu, ở lĩnh vực nào... mới mong có hiệu quả. Ví dụ chủ trương yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty tiết giảm chi phí; hay như yêu cầu lãnh đạo đi công tác bằng máy bay giá rẻ ở một bộ... Ông có ý kiến gì về điều này?

Ở các nước, để tiết kiệm ngân sách, người ta bố trí ngân sách theo đầu ra. Căn cứ vào nhiệm vụ để xác định nguồn kinh phí. Còn cán bộ đi công tác bằng máy bay, ô tô hay phương tiện giá rẻ hay máy bay thương mại bình thường; hay đi máy bay thương mại thì ngồi ở hạng C hay hạng thường... cũng phải tính toán.

Ở Việt Nam, bố trí ngân sách chủ yếu theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế, theo dự kiến khối lượng công việc. Căn cứ vào đó thành tiêu chuẩn, chế độ, định mức, cán bộ loại nào đi máy bay được ngồi hạng C, cán bộ nào ngồi hạng thường, cán bộ nào phải đi bằng tàu, ô tô, trừ trường hợp đặc biệt phải được cấp thứ trưởng phê duyệt mới được đi máy bay.

Để xem xét vấn đề tiết kiệm, phải rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức, bố trí phù hợp trên tinh thần triệt để tiết kiệm thì mới tiết kiệm được. Ngoài ra, nên chuyển đổi phương thức thí điểm và tổng hợp lại để sửa cơ chế trong quản lý điều hành ngân sách theo hướng bố trí ngân sách theo kết quả đầu ra thì tổ chức cá nhân đó sẽ tự chủ về kinh phí, sẽ buộc phải tiết kiệm và sử dụng đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả hơn.

Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có nói ngành này, ngành kia tiết kiệm vài chục nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng, điều đó cần có sự phân tích sâu, cụ thể về vấn đề này. Trước hết tiền tiết kiệm so với cái gì. Nếu như bộ, ngành trước kia kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ để làm 100 dự án A, B, C... nhưng giờ ngân sách khó khăn, không làm 100 dự án đó mà chỉ làm 80 dự án thì tự nhiên tổng mức đầu tư giảm xuống. Đó không phải là tiết kiệm mà là cắt giảm quy mô để phù hợp với khả năng cân đối của NSNN. Tiết kiệm phải hiểu theo nghĩa, với một tiêu chuẩn, định mức như thế thì phải đạt khối lượng tương ứng nhưng với chi phí nhỏ hơn, thì phần chênh lệch nhỏ hơn đó mới gọi là tiết kiệm. Còn việc giãn, giảm tiến độ đầu tư và cắt giảm các dự án chưa làm giảm xuống thì dùng từ "tiết kiệm cho NSNN" cũng chưa phù hợp.

Bức xúc về cơ cấu chi ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu phải có biện pháp để đưa về tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 50% tổng chi; 30% dành cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ 20%. Theo ông, bao giờ có thể thực hiện được điều đó?

Nếu thực hiện được tỷ lệ đó thì đã lành mạnh hóa được NSNN. Nhưng vấn đề là phương án đó có khả thi không. Bây giờ muốn giảm được chi thường xuyên thì cái gốc của nó là phải giảm được nhân sự. Vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm được biên chế. Nếu khuyến khích người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cũng phải có quỹ tài chính để bù đắp. Nếu thực hiện thì ngay năm tài chính đầu tiên sẽ không giảm được chi ngân sách mà thậm chí còn tăng, nhưng những năm sau mới giảm được...

Tôi cho rằng, nếu áp dụng chi thường xuyên khoảng 50% trong tổng chi ngân sách thì cần phải có lộ trình.

Xin cảm ơn ông!

分享到: