【soi kèo olympiakos】Các nước phản ứng trước nghị quyết về Jerusalem của Đại hội đồng LHQ
Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Abu Rdainah hoan nghênh cuộc bỏ phiếu trên,ácnướcphảnứngtrướcnghịquyếtvềJerusalemcủaĐạihộiđồsoi kèo olympiakos tuyên bố: "Cuộc bỏ phiếu này là chiến thắng cho Palestine".
Quan chức này cũng khẳng định Palestine sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực tại Liên hợp quốc và tại tất cả các diễn đàn quốc tế nhằm chấm dứt việc chiếm đóng của Israel và thành lập nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô.
Về phần mình, Đại sứ Palestine tại Liên hợp quốc Riyad Mansour đã mô tả quyết định Đại hội đồng Liên hợp quốc là một "sự thất bại lớn" đối với Mỹ.
Ngược lại, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bày tỏ sự phản đối với cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Trong một bài phát biểu bằng tiếng Hebrew, Thủ tướng Netanyahu nêu rõ: "Israel bác bỏ nghị quyết của Liên hợp quốc nhưng chúng tôi hài lòng bởi một số lượng lớn các nước đã không ủng hộ nghị quyết này".
Bên cạnh đó, ông Netanyahu cũng gửi lời cảm ơn đến Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với quan điểm về Jerusalem, cũng như các nước bỏ phiếu chống.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hoan nghênh việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua dự thảo nghị quyết, đồng thời kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo ngược quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tương tự, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ quyết định trên của Liên hợp quốc, cho rằng các thành viên Liên hợp quốc đã cho thấy "phẩm giá và chủ quyền là những thứ không phải để bán".
Trên mạng xã hội Twitter, ông Cavusoglu cũng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine và các nước bảo trợ khác đã cảm ơn từng nước ủng hộ nghị quyết này tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Trước đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp đặc biệt bất thường để bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Kết quả, nghị quyết đã được thông qua với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 35 phiếu trắng.
Các nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết định này là Mỹ, Israel, Guatemala, Honduras, Togo, Micronesia, Nauru, Palau và quần đảo Marshall.