当前位置:首页 > Cúp C2

【thứ hạng của fc metz】Doanh nghiệp du lịch đề xuất giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ

TPHCM đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên 200 lao động vay vốn lãi suất 0%
TPHCM đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Doanh nghiệp du lịch gồng mình ứng phó với làn sóng Covid-19 lần 2
doanh nghiệp
Doanh nghiệp nêu ý kiến tại tọa đàm. Ảnh T.D

Đó là thông tin được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đưa ra tại buổi tọa đàm "Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng - Gỡ khó về vốn, chính sách" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 23/12.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, những kiến nghị của các doanh nghiệp về các gói hỗ trợ thời gian qua đều được ngành du lịch và TPHCM trình Chính phủ ghi nhận, hiện thực hóa bằng nghị quyết, thông tư. Đến nay đã có khoảng 1.200 hướng dẫn viên, hơn 40 doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ giảm phí, lệ phí; gần 500 cơ sở lưu trú được hỗ trợ giảm giá điện; một số doanh nghiệp được ân hạn, giảm lãi vay…

Tuy nhiên, con số này không nhiều và vẫn còn nhiều khó khăn để doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ. Đơn cử là, một trong những doanh nghiệp khai thác khách du thuyền có tài sản cố định rất lớn, mỗi con tàu trị giá khoảng 60 tỉ đồng, nhưng Công ty CP Du thuyền Việt Princess hiện vẫn không tiếp cận được nguồn vốn vay.

Ông Trương Quang Cường, Chủ tịch HĐTV Công ty CP Du thuyền Việt Princess cho biết: "Chúng tôi có 4 con tàu du lịch, trừ khấu hao, giá trị còn khoảng 180 tỉ đồng, doanh thu hằng năm hơn 120 tỷ đồng. Nay 3 tàu du lịch chuyên đón khách quốc tế từng chiếm khoảng 85% doanh thu phải nằm bờ vì dịch. Công ty muốn đem thế chấp vay vốn nhưng ngân hàng không chấp nhận. Trong khi đó, những chiếc tàu này hằng tháng vẫn phải tốn chi phí duy trì, bảo dưỡng, trả phí neo đậu, đăng kiểm hằng năm”.

Tương tự, ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty CP truyền thông Du lịch Việt cho rằng, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành nói riêng rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp vì không có tài sản cố định chỉ có nhân hiệu, thương hiệu.

Mặt khác, những năm qua, doanh nghiệp du lịch đã đóng thuế nhiều cho ngân sách nhà nước, nay trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn cũng cần sự chia sẻ từ nhà nước để doanh nghiệp du lịch vượt qua giai đoạn này.

Ông Trần Thế Dũng, Tổng giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour cho hay, trước diễn biến dịch và khó khăn hiện nay, không biết còn bao nhiêu doanh nghiệp cầm cự được đến giai đoạn này. Và khi phục hồi cũng cần nguồn vốn rất lớn cho giai đoạn sắp tới…

Theo đó, để giải quyết bài toán này, ông Dũng đề xuất các ngân hàng có thể dựa trên mức thuế, tiền thuế đóng góp, nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp trong những năm trước đây. Cụ thể, doanh nghiệp đó có lợi nhuận, bộ máy thế nào, nộp thuế bao nhiêu hoặc uy tín, độ lớn của thương hiệu… dựa trên số liệu này có thể xem xét để ngân hàng duyệt cho vay.

Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), đề xuất Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem ngành du lịch là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu để được ưu tiên trong những gói hỗ trợ, nhất là những chủ trương, chính sách từ Chính phủ, các bộ ngành.

Theo đó, ngành du lịch, doanh nghiệp và người lao động trong ngành cần được xem là những đối tượng ưu tiên hàng đầu trong các cơ chế hỗ trợ, chính sách của bộ, ban ngành, cơ quan, trong đó có tài chính, tín dụng.

Chia sẻ, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tính đến cuối tháng 11/2020, toàn TPHCM sẽ có 794.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 254.600 doanh nghiệp. Trong đó có, 540 doanh nghiệp du lịch đồng được hưởng lợi từ cơ chế chính sách trên với tổng số dư nợ hơn 6.316 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp cùng các doanh nghiệp du lịch. Theo đó, ông Minh đề nghị các ngân hàng nghiên cứu triển khai các sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp du lịch, lữ hành. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế tín dụng thế chấp bằng dòng tiền đối với doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp không có tài sản thế chấp ngân hàng hoặc thực hiện hỗ trợ vay vốn sử dụng các tài sản thế chấp khác như bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai, các khoản phải thu thông qua thanh toán qua ngân hàng…

分享到: