当前位置:首页 > Cúp C2

【số liệu thống kê về brentford gặp west ham】Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Khi người làm giáo dục không dám 'thẳng lưng'

Đây là câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Hòa Bình.

Thật ra,ậnthicửởHòaBìnhKhingườilàmgiáodụckhôngdámthẳnglưsố liệu thống kê về brentford gặp west ham câu nói này trong cuộc sống đã thường xuyên được nhiều người tâm niệm và vận dụng để “chính đáng hóa” cho lẽ sống, hành vi lệch chuẩn mực phổ quát của bản thân mình. Nói ngắn gọn, những người làm những việc mờ ám hay hèn hạ sẽ dùng nó như một cái khiên để biện minh cho mình. Họ coi sinh tồn sinh học là mục đích tối thượng và tuyệt đối hóa tối đa chuyện “thích nghi để tồn tại”.

Tuy nhiên, khi câu đó được nói ra ở phiên tòa giữa thanh thiên bạch nhật bởi một cựu trưởng phòng khảo thí, nơi cầm cân nảy mực chất lượng giáo dục, thì có nhiều điều cần phải giật mình.

{ keywords}
Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (Ảnh: T.Nhung)

Trước hết, phải nói rằng trong một phút giây phải đối mặt với luật pháp và công luận, phản xạ tự vệ sinh tồn trỗi dậy nên bà Diệp đã rất… thật thà.

Tôi tin là bà nói thật. Những ai đã từng và đang công tác trong ngành giáo dục hẳn đều rõ với cơ cấu tổ chức hành chính tập trung quyền lực theo hình tháp như hiện tại, những cơ quan phía dưới, những cán bộ phía dưới và giáo viên đang phải chịu sự chi phối, can thiệp từ cấp trên, các cơ quản quản lý lớn đến thế nào.

Giáo dục đã không đơn giản là chuyện của giáo dục. Theo dõi sự việc gian lận thi cử ở tỉnh Hòa bình và ở cả các nơi khác, người ta cũng sẽ thấy sự sai phạm đã được thúc đẩy bởi nhiều cá nhân ở các cơ quan quan trọng, sự nhúng tay của những người có chức có quyền tại địa phương.

Hơn nữa, nhìn vào danh sách dài dặc của những cá nhân tham gia chạy điểm, ta thấy chuyện “ai cũng gù” không phải là thậm xưng hay nói quá.

Ở góc độ mô tả hiện tượng, bà Diệp đã thành thật với lòng mình và những trải nghiệm mà bà đã trải qua. Nhiều người thấy rõ và trải nghiệm điều đó, tuân theo triết lý được đúc kết như trong câu nói trên nhưng họ vẫn “đỏ” (chưa bị lộ) nên vẫn sống thoải mái, và chỉ dám tụng niệm câu nói trên trong im lặng mà thôi.

Tuy nhiên, sau sự thành thật đó, thì sẽ là gì?

Đó là, cơ quan bảo vệ luật pháp và người dân sẽ kinh ngạc thốt lên “khi biện luận đổ tội cho hoàn cảnh như vậy thì lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp và liêm sỉ, danh dự ở đâu?”.

Phải chăng bao nhiêu năm làm giáo viên rồi trưởng phòng khảo thí, bà Diệp đã chỉ hành động giống như là một robot lập trình theo phương thức “người ta thế nào mình mình thế đó” mà không hề có tư duy độc lập?

Nếu ai cũng nghĩ như thế, xã hội sẽ ra sao? Những biện giải kiểu "ai cũng gù thì lưng thẳng thành khuyết tật" đã “tử hình” phẩm cách con người, hạ con người thành hành động theo bản năng.

Tất nhiên, “thích nghi để sinh tồn” là một quy luật trong tự nhiên và xã hội. Những con cá rô sống trong ao tù nước đọng đen ngòm, thường sẽ phải biến dạng bản thân như đầu to ra, mắt lồi ra, đục đi, thân mình đen lại, vảy dày lên, ăn tất tần tật những thứ bẩn thỉu xung quanh để tồn tại.

Tuy nhiên, con người khác các động vật khác vì con người là “sinh vật xã hội” có trí tuệ và có nhân cách.

Giả sử bị đặt trong môi trường “ai cũng gù”, thì “khom lưng cho lưng mình gù theo” cũng không là lựa chọn duy nhất. Ở cương vị trưởng phòng khảo thí, khi bị đề nghị “khiếm nhã” can thiệp điểm thi, hoàn toàn vẫn có lựa chọn là “từ chối”.

Hệ quả của từ chối cùng lắm là mất chức. Chức vụ chỉ là áo khoác trên con người, mất chức về làm một người giáo viên có gì mà khủng khiếp? Thậm chí, nếu bị những người gù ép quá phải bỏ nghề thì cũng có gì mà ghê gớm? Trên thế gian này, bao nhiêu người bỏ nghề đi làm việc khác vẫn sống hạnh phúc đó thôi.

Vậy nên, vấn đề không phải là không có lựa chọn nào khác ngoài “gù lưng”, mà là trong cân nhắc trước khi tiến hành các hành vi sai trái, thì danh dự và nhân phẩm, đạo đức nghề, giá trị của con người đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chức vụ, vị trí, lương bổng, thăng tiến và các mối quan hệ đã được đẩy lên hàng đầu nên tất yếu dẫn tới hệ quả và sự biện luận như hiện tại.

Không gì buồn hơn khi nghe thấy những lời “đầu hàng” đầy nhu nhược và hèn kém như thế của một người cán bộ quản lý giáo dục và đã từng là giáo viên.

Nhìn lại lịch sử, người ta đều thấy xuyên suốt các thời đại, trong cả những hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã nhất khi con người và phẩm giá con người bị chà đạp, người thầy vẫn luôn là biểu tượng của hy vọng.

Phiên tòa và sự phán xét của công luận cho thấy lựa chọn tha hóa và hy sinh phẩm cách cá nhân để đổi lấy vị trí, lợi lộc trong môi trường “ai cũng gù” không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Trong thế giới tự nhiên và xã hội, những gì tồn tại và phát triển được thường là những gì hợp lý. Con người có được cuộc sống ngày nay trải qua hàng triệu năm tiến hóa là nhờ vào nỗ lực hành động hợp lý không ngừng. Xã hội Việt Nam cho đến nay có được những điều gì đó tốt đẹp cũng là nhờ vào sự vượt lên hoàn cảnh của những người có lương tâm và phẩm cách chứ không phải là nhờ vào những người ca ngợi và thực thi triết lý “thiên hạ gù ta thẳng làm chi”.

Những người có vị trí, có chức vụ, có ảnh hưởng lớn tới xã hội càng cần phải suy nghĩ và hành động thích hợp. Không thể lấy hoàn cảnh để biện minh, mong chờ thông cảm cho sự yếu hèn, sai trái của bản thân.

Nếu đã hèn và sẵn sàng hy sinh phẩm giá cá nhân để đối lấy vinh hoa, xin đừng trở thành người có quyền lực và nhất là không nên làm giáo dục. 

Nguyễn Quốc Vương

Hòa Bình có giám đốc Sở Giáo dục mới

Hòa Bình có giám đốc Sở Giáo dục mới

- UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở GD-ĐT cho bà Bùi Thị Kim Tuyến, thời hạn 5 năm.

分享到: