Điện tăng giá để tiến đến cơ chế thị trường
Tại tọa đàm,ănggiáđiệnlàcầnthiếtvàđúngthờiđiểkêt quả u23 lý giải về các nguyên nhân tăng giá điện, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện một số yếu tố đầu vào để sản xuất điện đã tăng giá. Cụ thể giá than tăng đã tác động lớn đến sản xuất điện của EVN. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty than Đông Bắc điều chỉnh giá than đầu năm tăng 5% và đầu tháng 3 năm nay tăng thêm 3%, nên chi phí của EVN tăng thêm 5.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Tri cho biết thêm, do lượng than trong nước không đủ cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện nên phải nhập khẩu thêm với chi phí cao hơn đã đội giá thành sản xuất điện của EVN tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng. Mặt khác, trong điều kiện giá than tăng, nước thiếu hụt, EVN phải tính toán tăng cường phát điện dầu và EVN phải chi 3.000 đến 4.000 tỷ đồng để đảm bảo điện trong mùa khô.
Ngoài ra, chi phí trả cho các nhà đầu tư cũng tăng khi tỷ giá thay đổi vì hiện nay EVN chỉ đảm bảo 40-50% điện năng, số còn lại phải mua từ các DN điện độc lập. Theo số liệu từ EVN, năm 2017, phát sinh chênh lệch tỷ giá là trên 3.800 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, cả người dân và doanh nghiệp - không ai muốn tăng giá điện, giá xăng. Song, cũng đã đến lúc giá điện phải điều chỉnh, phải tăng.
“Ngành điện đã đến lúc phải tăng giá để tiến dần đến cơ chế thị trường. Trước đây, nhà nước bảo trợ nhưng giờ than, khí đầu vào cho sản xuất điện đã theo giá thị trường và các khoản tồn đọng của EVN đến giờ cần phải phân bổ để trả dần dần”, ông Lực nhấn mạnh.
Thêm vào đó, theo ông Lực, năm 2019 là thời điểm phù hợp cho việc điều chỉnh giá điện. Trên thế giới, giá cả các mặt hàng như xăng, dầu, than cơ bản không tăng tạo mặt bằng không quá lớn về lạm phát với Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng giá điện vào quý I sẽ giúp cho Chính phủ, bộ ngành có cơ sở để chủ động trong việc ban hành chính sách, còn DN thì sớm chủ động lên kế hoạch kinh doanh…
Tạo áp lực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện năng
Tại tọa đàm, các chuyên gia đều cho rằng, việc tăng giá điện sẽ tạo nên áp lực đối với DN để nỗ lực, tích cực tìm kiếm giải pháp về công nghệ nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí sản xuất. “Các DN, nhất là DN sản xuất tiêu thụ nhiều điện năng như xi măng, thép…cần nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong DN”, ông Lực nhấn mạnh.
EVN đã thuê kiểm toán quốc tế hàng đầu thế giới như Deloitte, KPMG, Ernst & Young để kiểm toán hoạt động của mình, chuyển đổi báo cáo tài chính thành tiêu chuẩn quốc tế để gửi cho các tổ chức tài chính. Minh bạch toàn bộ hoạt động của EVN để xếp hạng tín nhiệm của EVN trên quốc tế. Ông Đinh Quang Tri, Phó TGĐ EVN |
Về phía DN, ông Bạch Thăng Long, Phó TGĐ Tổng Công ty May 10 chia sẻ: “Chúng tôi không bất ngờ trước việc tăng giá điện. Trong chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hầu hết các DN có các phương án dự phòng, trong đó có việc giá điện tăng nên không đáng lo ngại”.
Bên cạnh đó, ông Lực cũng đề xuất các cơ quan chức năng cần bám sát tình hình, theo dõi chặt chẽ để có các chính sách điều chỉnh giá cả các mặt hàng trên thị trường trong năm nay. Mọi sự điều chỉnh cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Cũng theo ông Lực, đã đến lúc Chính phủ cần nghiên cứu tiến tới bỏ đi cơ chế bù chéo, tức là bỏ ưu đãi bù giá điện đối với ngành sản xuất công nghiệp như xi măng, sắt thép… như hiện nay.
Theo tính toán, điện công nghiệp ngốn tới 55% tổng nguồn điện, trong khi điện sinh hoạt 35%, điện kinh doanh 10%... Hiện điện công nghiệp đang được Chính phủ bù giá nên giá điện công nghiệp chỉ ở mức 6,8 cent/Kwh, trong khi điện sinh hoạt là 8,5 cent/Kwh, điện kinh doanh là 10,7 cent/Kwh. “Chúng ta cần làm theo cơ chế thị trường, phải tiến tới bỏ đi sự bù chéo, nhằm đảm bảo công bằng cho DN và người dân”, ông Lực nhấn mạnh./.
Tố Uyên