【bảng xếp hạng giải hạng nhất hàn quốc】Vì sao kiểm tra 100% hàng đông lạnh?
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:37 评论数:
Cụ thể, mặt hàng đông lạnh chứa trong các container lạnh gồm nhiều kiện nhỏ, muốn kiểm tra toàn bộ phải rút hàng ra khỏi container chờ tan giá mới có thể kiểm tra. Hơn nữa do nhiệt độ trong container thấp, khi vào lấy hàng ra phải trang bị đồ bảo hộ, sử dụng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng nên mất rất nhiều thời gian. Chính vì những lí do này mà việc kiểm tra thực tế 100% đối với các lô hàng này gây cho cơ quan Hải quan nhiều khó khăn.
Đối với các DN, do mặt hàng đông lạnh có đặc thù cần bảo quản ở nhiệt độ thấp. Trong khi việc kiểm tra ở cảng trong điều kiện trời nắng nóng, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng hóa, nhất là với các lô hàng thủy sản.
Trước khó khăn trên, Hải quan Hải Phòng đề xuất Tổng cục Hải quan điều chỉnh hình thức, mức độ kiểm tra mặt hàng này.
Về vấn đề này, lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, việc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện theo Điều 15, Luật Hải quan. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan. Vì vậy, mặt hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất cũng là một trong những đối tượng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
Dựa vào quy định trên, cơ quan Hải quan sẽ tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro của từng mặt hàng, từng DN. Đây là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên và bình thường của cơ quan Hải quan. Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích mức độ rủi ro của DN, hàng hóa, cơ quan Hải quan sẽ đưa ra mức độ kiểm tra phù hợp để đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan. Mức độ kiểm tra sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của DN.
Đối với mặt hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất, việc kiểm tra được tập trung vào những đối tượng DN có mức độ rủi ro cao. Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro khẳng định, việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ có sự sàng lọc, đảm bảo được nguyên tắc, yêu cầu quản lí nhưng không ảnh hưởng đến DN chấp hành tốt pháp luật.
Trong một báo cáo gần đây gửi Tổng cục Hải quan về kết quả thực hiện Kế hoạch 98/KH-TCHQ (ngày 22-6-2012 của Tổng cục Hải quan) về xử lí hàng hóa quá hạn làm thủ tục hải quan, tồn đọng tại khu vực cảng Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, lực lượng Hải quan đã phát hiện hàng trăm container hàng cấm, trị giá hàng vi phạm lên đến nhiều tỉ đồng. Một số trường hợp điển hình có nhiều hàng hóa bị Cục Hải quan Hải Phòng xử lí thời gian qua như: Xử phạt, buộc tái xuất hàng chục container và tiêu hủy nhiều container hàng hóa là chân gà, thịt bò có lẫn nội tạng, cánh gà, mề gà. Đối với hàng hóa là phế liệu, cũng có hàng chục container nhựa phế liệu bị buộc tái xuất. Hải quan Hải Phòng cũng tịch thu 7 container xe đạp cũ…
Không chỉ cơ quan Hải quan mà trước thực trạng có nhiều vi phạm liên quan đến việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh, Chính phủ và bộ, ngành liên quan cũng tăng cường công tác chỉ đạo một cách sát sao. Cụ thể, ngày 7-9-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa và gửi kho ngoại quan, trong đó có hàng đông lạnh. Trước đó, năm 2011, Bộ Công Thương có riêng Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh. Ngoài ra, các bộ, ngành còn có nhiều văn bản hướng dẫn về quản lý đối với việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh…
T.Bình