Nhiều nguyên nhân cháy được xác định “Bức màn” bí ẩn và thủ phạm gây cháy nổ phương tiện ở Việt Nam thời gian qua đã và đang lộ rõ. Sau gần 2 năm vào cuộc,áyxechủyếudongườidùsoi kèo psg hôm nay điều tra, nghiên cứu, phân tích trên cơ sở khoa học, các bộ ngành chức năng như Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương; các trường đại học lớn như Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Giao thông Vận tải và rất nhiều nhà khoa học hàng đầu đã tìm được nhiều nguyên nhân khác nhau làm cháy xe. Cụ thể, như công bố của Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân gây cháy xe gắn máy trong đó chất lượng của xăng là nguyên nhân chính. Hay theo Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, Phòng thí nghiệm động cơ đốt trong thuộc Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, có ba nguyên nhân gây cháy xe: xăng kém chất lượng, sự chập mạch của hệ thống điện, sự chủ quan của người sử dụng. Một kết luận khác của Sở KH&CN Hà Nội lại cho thấy, nguyên nhân cháy xe là do chất lượng phụ tùng kém, đặc biệt là hệ thống dây điện, tiếp điểm, rơ le, sạc ắc quy; nhiên liệu có chứa các chất phụ gia không được kiểm soát, bị pha trộn trong quá trình vận chuyển, phân phối nhiên liệu nhằm mục đích gian lận hoặc được chính chủ phương tiện cố tình pha vào nhằm “tiết kiệm” nhiên liệu.
Ngoài ra, chế độ và quy trình bảo trì, bảo dưỡng phương tiện không phù hợp, hệ thống phụ tùng thay thế không được kiểm soát chất lượng và việc lắp ráp thêm các hệ thống mới như còi, đèn…gây quá tải cho hệ thống điện của phương tiện. Hay đường ống xả bị quá nóng do ống xả bị tắc, có lực cản dễ gây cháy, điều kiện vận hành khắc nghiệt do thời tiết nóng ẩm, bụi bẩn, tắc đường dẫn tới lão hóa nhanh các hệ thống, thiết bị phụ trợ của xe… cũng là các nguyên nhân gây cháy nổ phương tiện. Các nguyên nhân gây cháy nổ phương tiện nêu trên, dù chưa thực sự đầy đủ nhưng có nhiều nét tương đồng với nguyên nhân gây cháy nổ phương tiện thường thấy trên thế giới. Từ những vụ việc cháy nổ phương tiện, nhiều quốc gia đã nhiên cứu cả góc độ chủ ý và không chủ ý và kết luận được, cháy nổ phương tiện do không sử dụng đúng loại nhiên liệu, phụ gia pha vào nhiên liệu; cháy do lỗi từ các hệ thống nhiên liệu, điện, tản nhiệt, làm mát, xả khí; cháy do kết cấu, vật liệu nội thất, cháy do vận hành, môi trường và cả cố ý đốt… Nhiều lỗi tại người dùng Trong khi, vấn đề cháy nổ phương tiện vẫn đang là mối lo ngại của nhiều người dân và cơ quan chức năng thì vẫn có không ít người vẫn “cố ý” để cho phương tiện của mình bị cháy. Trong đó có những lý do rất “lãng xẹt” như đốt nến trong ô tô để khử mùi rồi vô tình nến đã làm cháy xe. Hay để rác vướng vào ống xả mà không vệ sinh để loại trừ, lâu ngày cũng làm “mồi” cho xe cháy. Hoặc nhiều người còn tự ý pha các phụ gia vào trong nhiên liệu để “tiết kiệm” nhiên liệu. Thế nhưng, tiết kiệm thì chẳng thấy đâu mà xe thì đã cháy “đen thui”. Cũng có nhiều người tùy tiện mua nhiên liệu ven đường, vỉa hè, trong khi những nhiên liệu như vậy thường không kiểm soát được chất lượng và an toàn. Một công bố mới đây của Bộ KH&CN cũng cho thấy, mặc dù các phương tiện khi được nhà sản xuất bán ra, có sách hướng dẫn sử dụng rõ ràng thế nhưng nhiều người vẫn không dùng đúng cách. Không ít người vẫn chưa có thói quen chăm sóc, bảo dưỡng xe định kỳ như nhà sản xuất khuyến cáo. Thậm chí, có khi phiếu bảo hành theo km hoặc theo thời gian nhà sản xuất chấp thuận bảo dưỡng, bảo trì miễn phí nhưng không ít người vẫn chẳng hề quan tâm. Không ít người còn tự ý thay đổi kết cấu của xe, thay thế, lắp thêm các chi tiết, thiết bị chưa hẳn đã tương thích với xe. Hoặc trong quá trình mang bảo dưỡng, bảo hành lại không đến đúng nơi, đúng chỗ bào hành của nhà sản xuất. Sử dụng những thiết bị, thay thế phụ tùng không chính hãng, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…đó cũng là những nguyên nhân làm phương tiện của người dân bị cháy nổ.
Theo một báo cáo khoa học về “Thực trạng tình hình cháy, nổ ô tô, xe máy trong thời gian qua” do Bộ KH&CN chủ trì, nhóm nghiên cứu của Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện và công bố ngày 12/11/2012 vừa qua cho thấy, có hơn 48% người sử dụng ô tô và hơn 86% người sử dụng xe máy khởi hành xe của mình chưa đúng cách, chỉ có 8% số người sử dụng xe máy, 30% người sử dụng ô tô thực sự quan tâm tìm hiểu chiếc xe của mình.
Nguyễn Nam |