当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số bóng đá việt nam hôm qua】Việt Nam có quá đáng ngại với khả năng FED tăng lãi suất?

Rủi ro FED tăng lãi suất đang gia tăng nhanh?ệtNamcóquáđángngạivớikhảnăngFEDtănglãisuấtỷ số bóng đá việt nam hôm qua

Trong bài phát biểu vào cuối tuần trước, Chủ tịch FED, bà Janet Yellen đã cho biết, chính sách thắt chặt tiền tệ của FED trong năm nay sẽ nhanh hơn so với năm ngoái, đồng nghĩa với việc lộ trình dự kiến tăng lãi suất ba lần trong năm nay của cơ quan này vẫn được duy trì.

Ngoài ra, bà Yellen cũng cho biết, thị trường lao động Mỹ đang ở trạng thái tích cực và lạm phát cũng đang tiến rất sát mục tiêu 2% mà FED đề ra.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc trì hoãn tăng lãi suất quá lâu có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế Mỹ, do đó, FED sẽ xem xét có những hành động cụ thể trong cuộc họp chính sách vào giữa tuần sau (ngày 15/3 tới).

Sau bài phát biểu của bà Yellen, xác suất tăng lãi suất của FED đã tăng vọt. Theo khảo sát của Tập đoàn CME (CME Group), khả năng này đã tăng lên mức 75% trong phiên ngày 6/3, tăng vọt so với mức chỉ 35% trong phiên ngày 1/3.

Do vậy, BVSC khuyến nghị, rủi ro FED tăng lãi suất đang gia tăng với tốc độ khá nhanh, do đó nhà đầu tư cần có sự thận trọng nhất định. Công ty này cũng cho rằng, báo cáo về thị trường việc làm của Mỹ công bố vào cuối tuần này (ngày 10/3) sẽ là dữ liệu rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả cuộc họp của FED 5 ngày sau đó.

FED tang lai suat
Ảnh minh họa. Ảnh: TL

Không đáng ngại với Việt Nam?

Trong một chia sẻ mới đây về khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3 này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, nếu FED tăng lãi suất trong tháng 3 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng thực sự không đáng ngại. Ông Hưng cũng đã đưa ra nhiều lý do để dẫn chiếu cho nhận định này.

Theo ông Hưng, tác động đến nợ và trả nợ, lãi suất và tỷ giá đồng đô la tăng sẽ làm chi phí trả nợ tăng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây Việt Nam đã thành công trong việc chuyển cơ cấu nợ, tăng nợ tiền đồng từ 39% năm 2011 lên 57% năm 2015, nợ bằng USD chỉ còn chiếm 16% trong danh mục nợ.

Cùng với đó, tác động đến xuất khẩu, thị trường Mỹ chiếm khoảng 22% xuất khẩu là thị trường lớn nhất, chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, nên nhìn tổng thể Việt Nam ít nhiều hưởng lợi và có thể khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu do đồng đô la lên giá.

Còn về tác động đến đầu tư, lãi suất FED tăng và USD tăng sẽ tác động tiêu cực đến đầu tư gián tiếp, tuy nhiên chỉ một số quỹ ETF sẽ bị phản ứng tiêu cực ngay, còn các quỹ nước ngoài khác khi đầu tư vào Việt Nam phần lớn ở dạng quỹ đóng nên không dễ để dịch chuyển dòng vốn. Nhà đầu tư trực tiếp quan tâm tới lợi thế dài hạn của thị trường nội địa 90 triệu dân và các lợi thế so sánh của Việt Nam với các khu vực khác, cũng như chiến lược lâu dài toàn cầu của các công ty đa quốc gia nên cũng không ảnh hưởng nhiều.

Chủ tịch SSI cho biết thêm, tỷ giá tăng và kỳ vọng tăng tác động đến lạm phát, vì Việt Nam nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tuy nhiên thực tế đồng đô la tăng trong thời gian qua nhưng lạm phát vẫn thấp do Chính phủ đã kiểm soát tốt những yếu tố khác tác động đến lạm phát.

Đối với ảnh hưởng tiêu cực do lãi suất ngân hàng vay tiền đồng tăng, theo ông Hưng, thực tế thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng hiện đang dồi dào sẽ không ảnh hưởng nhiều.

“Ảnh hưởng đáng kể nhất và khó kiểm soát được là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang nợ đô la sẽ giảm và nếu Chính phủ hoặc doanh nghiệp có ý định phát hành trái phiếu bằng đô la thì chi phí phát hành sẽ tăng cao”, ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ thêm./.

D.T

分享到: