Tiêm phòng cho trẻ tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tại Trung tâm Nhi,àyhèphòngbệnhchotrẻty le ca cuoc anh Bệnh viện Trung ương Huế mấy hôm nay khá đông phụ huynh đưa con em đến khám, điều trị vì các chứng cảm sốt, tiêu chảy. Mỗi ngày, bình quân các y, bác sĩ nơi đây khám từ 280 - 300 lượt và điều trị nội trú gần 320 cháu mắc các bệnh, viêm mũi họng, phế quản, hen, phổi...; trong đó, phần lớn là trẻ dưới 3 tuổi. Bác sĩ CK II Phan Xuân Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi cho biết, tình trạng trẻ mắc bệnh có hướng gia tăng trong thời tiết giao mùa và nắng nóng với mức từ 25 - 30% so với bình thường và tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. So với người lớn, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chưa kịp thích nghi sự thay đổi của môi trường, thân nhiệt mất ổn định, khả năng đề kháng suy giảm dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng, nhất là nhóm bệnh về đường hô hấp. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng... Một trong những giải pháp được các bác sĩ tại Trung tâm Nhi khuyến cáo để phòng tránh bệnh cho trẻ em là việc chủ động tiêm phòng. Việc tiêm phòng đầy đủ, đúng liều sẽ giúp trẻ có khả năng miễn dịch, chống những bệnh có thể xuất hiện theo mùa. Theo ThS. Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tỷ lệ trẻ được tiêm phòng ở toàn tỉnh hiện nay đạt 98%. Tuy nhiên, ngoài các loại vắc xin miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng hỗ trợ cho các cháu, còn lại vẫn cần tiêm theo dịch vụ. Những loại vắc xin phòng các bệnh, như thủy đậu, viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy, viêm não Nhật Bản... là những loại mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng có giá thành đắt nên vẫn chưa thể hỗ trợ miễn phí. Những loại bệnh này dễ mắc trong thời điểm chuyển mùa, mưa nắng thất thường. Những gia đình có điều kiện nên cho trẻ tiêm phòng những loại này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các phụ huynh nên tìm hiểu thông tin để có cách tiêm phòng hiệu quả cho trẻ em. Phải tiêm phòng đúng thời gian, đúng độ tuổi thì vắc xin mới có thể phát huy hiệu quả. Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ phù hợp là trên 12 tháng tuổi, tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm, sau đó tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần; hay tiêm ngừa bệnh viêm màng não, viêm phổi do phế cầu với thời gian phù hợp khi trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất... "Nhiều loại vi rút vốn có sẵn trong người, chỉ chờ đến khi cơ thể yếu, suy nhược thì phát bệnh. Các bậc phụ huynh cần chú ý tiêm phòng cho con em mình để phòng chống bệnh không đáng có”, ông Hòa chia sẻ. Hiện nhiều phụ huynh chưa biết nên tiêm phòng cho con thế nào cho phù hợp ngoài những loại được miễn phí, có lịch ở các trạm y tế xã, phường. Cũng có trường hợp do một số phụ huynh bận rộn công việc nên chuyện đưa trẻ đi tiêm phòng không đều và không đúng lịch. Chị Nguyễn Thị Bái, thị trấn Thuận An, Phú Vang chia sẻ, đến ngày tiêm phòng ở trạm y tế thì cháu lại cảm sốt nên đành phải dời lại vào tháng sau mới tiêm, thậm chí là 2 tháng. Còn những loại vắc xin ngoài thì chỉ mới tiêm những mũi về viêm não. Chị không biết là tổng cộng nên tiêm cho con những loại gì, thời gian nào và ở đâu... Ông Nguyễn Thái Hòa thông tin thêm: “Ngoài công tác tiêm chủng mở rộng miễn phí hàng tháng tại trạm y tế phường, xã, hiện nay ở Trung tâm Y tế Dự phòng có những loại vắc xin cần thiết cho trẻ. Lúc nào, thấy sức khỏe của trẻ phù hợp thì có thể tiêm phòng để phòng tránh bệnh. Các phụ huynh không nên chủ quan, phòng bệnh hơn chữa bệnh dù các bệnh có nguy cơ tiềm ẩn thấp ...” Minh Văn |