当前位置:首页 > La liga

【kqbd thai lan】Kinh tế tháng 1: Tích cực

kinh te thang 1 tich cuc

Cả nước có tới gần 11 nghìn DN đăng ký thành lập mới trong tháng 1/2018. Ảnh: ST.

Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao

TheếthángTíchcựkqbd thai lano thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2018 toàn ngành Hải quan thu NSNN đạt khoảng 22.500 đến 23.000 tỷ đồng, bằng 8% dự toán, tăng 9,65% so với cùng kỳ năm 2017 (20.520 tỷ đồng).

Số thu này vẫn thấp hơn bình quân mỗi tháng ngành Hải quan phải thu là 23.583 tỷ đồng theo chỉ tiêu dự toán thu 283.000 tỷ đồng và thấp hơn hẳn bình quân mỗi tháng phải thu 24.416 tỷ đồng theo chỉ tiêu phấn đấu 293.000 tỷ đồng.

Những ngày cuối tháng 1, có một con số đáng chú ý từ khu vực DN theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, đó là số lượng DN thành lập mới. Theo đó, trong tháng 1/2018, cả nước có tới gần 11.000 DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 98.300 tỷ đồng. Nếu so với con số gần 9.000 DN mới ra đời của cùng kỳ năm 2017 thì lượng DN thành lập mới trong tháng đầu tiên của năm 2018 tăng 20,6% và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2017. Nếu tính cả 218.100 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong tháng 1/2018 là 316.400 tỷ đồng. Điều này đã phần nào đó chứng tỏ niềm tin của người dân và cộng đồng DN vào môi trường kinh doanh đang ngày càng tăng lên. Hẳn là ai cũng nhớ, trước đó, năm 2014 là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19, nhờ đó, tới năm 2016, lượng DN mới ra đời đã lập kỷ lục. Năm 2017 cũng không ngoại lệ. Và với đà này, năm 2018 dự báo DN mới cũng sẽ vượt kỷ lục của 2017.

Diễn biến này cũng gần với dự báo của Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia. Theo dự báo này, trong năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhiều khả năng sẽ được cải thiện. Mặc dù còn gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2017, các DN tại Việt Nam có cơ hội để phát triển hơn trong năm 2018, với xu hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi để thích ứng với mức độ cạnh tranh ngày càng tăng lên. Năm 2018 sẽ là năm DN Việt Nam có khả năng mở rộng thâm nhập vào thị trường thế giới, đồng thời cổ phần hóa DN và phát triển khu vực tư nhân sẽ là các động lực giúp tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Ngoài ra, các quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV đi vào thực tiễn từ ngày 1/1/2018, tiến trình minh bạch hóa thông tin đang dần trở nên rõ nét và các DN sẽ tập trung phát triển các chiến lược quản trị tiên tiến phù hợp với bối cảnh mới của kinh tế toàn cầu.

Cũng trong tháng đầu tiên của năm 2018, nền kinh tế cũng ghi nhận vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước tính đạt 16.175 tỷ đồng, bằng 4,9% kế hoạch năm và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Cùng với vốn đầu tư từ khu vực DN ngoài nhà nước cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kỳ vọng các nguồn vốn này được sử dụng có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một điểm nhấn đáng lưu ý trong tháng là chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng cao ở mức 20,9% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu do thời gian nghỉ tết Nguyên đán năm nay không trùng vào tháng 1 như năm 2017 và là thời điểm các DN tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 23,8%, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, khai thác than cứng và than non, sản xuất kim loại, sản xuất trang phục...

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2018 tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 2,65% so với cùng kỳ. Về nguyên nhân khiến CPI tháng 1/2018 tăng mạnh, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh do hai mặt hàng thiết yếu là giá điện và xăng dầu tăng. Ngoài ra, gần tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhu cầu sửa chữa nhà cửa tăng làm cho giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở cũng tăng. Chưa kể, giá vé tàu hỏa tăng vào dịp cuối năm, giá dịch vụ y tế tăng… góp làm tăng CPI chung.

5 nhóm hàng “tỷ đô” giúp XK tăng gần 40%

Liên quan đến XNK, một kết quả rất đáng phấn khởi là trong tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch XNK cả ước đạt hơn 38 tỷ USD, trong đó trị giá XK của cả nước ước đạt 19 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước, con số này tăng khoảng 39,9%. Đóng góp lớn cho thành tích XK này chính là 5 nhóm hàng XK trong tốp “tỷ đô”, trong đó, dẫn đầu là nhóm điện thoại và linh kiện các loại ước tính đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 80,7% so với cùng kỳ 2017. Tiếp đó, nhóm hàng dệt may ước đạt 2,3 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước tính đạt 2,2 tỷ USD, nhóm hàng giày dép ước tính đạt 1,3 tỷ USD, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 1,05 tỷ USD, tất cả đều tăng so với năm 2017.

Lý giải một phần cho kết quả này, theo Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, XNK 2018 có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực. Trước hết là do những cải thiện trong quan hệ hợp tác của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Cùng với đó, tăng trưởng tốt hơn của các đối tác chính của Việt Nam trong năm 2018 kéo theo những tác động tích cực cho nhu cầu về hàng hoá Việt Nam. Giá cả các mặt hàng chính cũng được dự báo sẽ hồi phục trở lại trong năm sau, điều này sẽ giúp nâng cao kim ngạch thương mại cho Việt Nam. Ngoài ra, sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước cũng góp phần thúc đẩy XNK.

Bên cạnh những gam màu tươi sáng, bức tranh kinh tế tháng 1 còn ghi nhận một số lĩnh vực có kết quả đạt thấp hơn so với năm 2017. Thu hút FDI là một ví dụ. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, trong tháng 1/2018 có gần 1,25 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam, con số này chỉ bằng 75,9% so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, trái ngược với vốn đăng ký, giải ngân FDI lại đạt 1,05 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm ngoái. Hàn Quốc, Singapore tiếp tục là những nước có vốn đổ vào Việt Nam nhiều nhất. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký cấp mới trong tháng 1/2018 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ đạt 35% so với 2017) do trong tháng 1/2017 có nhiều dự án quy mô vốn từ 100 tới gần 300 triệu USD được cấp phép (chiếm hơn 71% tổng vốn đăng ký cấp mới trong tháng 1/2017) trong khi đó trong tháng 1/2018 không cấp phép mới dự án nào trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp như diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân, diện tích gieo trồng ngô, khoai lang, đậu tương... đều giảm so với năm 2017.

Vì đây mới chỉ là tháng đầu tiên của năm 2018, do đó rất khó để nhận định về những diễn biến của kinh tế trong khoảng thời gian này. Các chuyên gia kinh tế cũng tỏ ra dè dặt khi đánh giá về kinh tế tháng 1/2018. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, riêng tháng 1 là thời điểm cận tết Nguyên đán, do đó các con số có thể sẽ tích cực hơn, nhưng những con số này cũng chưa nói lên được điều gì nhiều nếu so với cùng kỳ năm trước bởi nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính mùa vụ. Đây là thời điểm có những thay đổi mạnh do đó có thể có những sai số lớn. Riêng về CPI, theo chuyên gia Đinh Tuấn Minh, con số này đang có xu hướng tăng tương đối rõ. Chỉ số CPI của cùng thời điểm năm 2017 thấp hơn nhiều so với năm nay. Đây là điều mà chúng ta cần phải lưu ý trong diễn biến kinh tế thời gian tới.

分享到: