【bóng đá số wap】Cần công khai, minh bạch giá điện

时间:2025-01-26 00:47:32 来源:Empire777

can cong khai minh bach gia dien

Ở Việt Nam, giá bán điện bình quân (gồm cả VAT) là 1.7844,25 đồng/kWh, tương đương 8,3 UScent/kWh không phải là thấp. Ảnh internet.

Cơ sở khoa học tính giá điện: Ảo tưởng

Tại diễn đàn “Cơ sở khoa học của việc tính giá điện” ngày 16-10, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, chưa thể bàn cơ sở khoa học tính giá điện vào thời điểm giá điện chưa vận hành theo cơ chế thị trường. "Giờ bàn cơ sở khoa học tính giá điện là ảo tưởng. Phải nhìn thẳng vào sự thật để thấy dân búc xúc như nào", ông Thái nói.

Ông Ngô Đức Lâm, đại diện Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam nhận xét: mỗi lần điều chỉnh giá điện, đề cập đến vấn đề giá điện là sự đồng thuận của người dân chưa cao. Nguyên nhân được ông Lâm chỉ ra là do còn mâu thuẫn lớn giữa cơ chế độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với cơ chế thị trường của hoạt động điện lực và giá điện; còn nhiều tồn tại xung quanh vấn đề công khai và minh bạch giá.

Nói về vấn đề công khai và minh bạch giá điện, ông Lâm nói: "Ngay cả những nhà khoa học được tiếp cận và nghe các nội dung liên quan tới cơ sở tính giá điện, biểu giá điện cũng “bó tay”, không hiểu rõ và nói rõ được".

Theo ông Lâm, việc điều chỉnh giá điện phải tuân theo quy định của Luật Giá và Luật Điện lực, trong đó cần tập trung vào cả quyền người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc điều chỉnh giá điện mới chỉ tập trung vào quyền của EVN mà chưa tập trung quyền người dùng.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho hay, giá bán điện ban hành qua các kỳ điều chỉnh chưa thuyết phục, mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, chưa công khai minh bạch về giá thành, nên chưa được sự đồng thuận của khách hàng sử dụng điện.

Ông Lâm dẫn chứng, năm 2013, Chính phủ đã tổ chức tổ kiểm tra liên ngành (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh- Xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam). Trên căn cứ báo cáo của EVN và kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương đã họp báo công bố, kết quả kiểm tra công khai về giá thành, kinh doanh lỗ lãi, giá của từng khâu sản xuất. Như vậy, Bộ Công Thương đã rất công khai đối với giá điện và phần nào đã thực hiện việc minh bạch hóa. Nhưng theo chúng tôi, việc minh bạch trên vẫn chưa đủ bởi vì điều quan trọng nhất của các loại giá là cần công khai các đầu vào để tính toán chi phí. Điều này mới quan trọng, vì trong đó còn có thể có những yếu tố chưa minh bạch, chưa đúng mà người tiêu dùng cần biết.

Giá điện Việt Nam không thấp

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, giá điện ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay đã điều chỉnh tăng 8 lần. Qua 8 lần điều chỉnh cho thấy, giá điện chỉ có tăng mà không có giảm. Việc điều chỉnh có năm do yếu tố chi phí đầu vào tăng nhưng cũng có năm ngay cả khi giá thuỷ điện Sơn La giảm mà giá điện vẫn tăng.

Mặt khác, nếu so sánh giá điện với các nước có thu nhập cao (Mỹ, Anh, Pháp...) hay các nước thiếu tài nguyên năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện (Nhật Bản, Hàn Quốc.,..) để kết luận Việt Nam có giá điện thấp là khập khiễng. Cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội, hoạt động của các doanh nghiệp, thu nhập người dân hiện tại và cấu trúc hệ thống điện, đặc biệt nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. Mà như vậy giá bán điện bình quân (gồm cả VAT) là 1.7844,25 đồng/kWh, tương đương 8,3 UScent/kWh của Việt Nam không phải là thấp.

Ông Duệ đề xuất: việc điều chỉnh giá bán điện phải được thực hiện công khai, minh bạch phù hợp với quy định của pháp luật về giá. Người tiêu dùng không đòi hỏi giá thấp mà cần một sự minh bạch rõ ràng của ngành điện. Bộ Công Thương với vai trò chủ trì nên lập Hội đồng thẩm định giá điện có các nhà quản lý, nhà khoa học làm tư vấn thẩm định cho Chính phủ mỗi lần điều chỉnh giá điện.

Đề cập đến biểu giá điện hiện hành, theo ông Ngyễn Quang Thái thì: biểu giá điện hiện hành gây ra nhiều hiểu lầm, một trong những hiểu lầm dư luận không đồng ý là lúc tăng nhanh, tăng chậm, giá điện tính số lẻ, số chẵn, không khoa học và rất "lộn xộn". Giữa các bậc có sự “nhẩy cò” rất nhanh, nhất là ở mức 300-400 kWh. Thêm vào đó, “bước nhảy” cũng rất “phi tuyến” khó giải thích vì sao tăng giảm như vậy.

Hiện, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm xây dựng bậc thang điện lũy tiến. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, bao nhiêu kWh/bậc không quan trọng bằng áp giá cho từng bậc.

推荐内容