VHO - Sự việc cô chủ nhiệm yêu cầu phụ huynh đóng góp mua laptop được phản ánh cách đây chưa lâu gây xôn xao dư luận dường như chỉ là một phần nhỏ được lộ ra,ữđượcnhàgiáotrongtâmmìnewcastle jets – ws wanderers như một vài hạt rơi ra từ lỗ thủng bé xíu của một bao cát. Người giáo viên chủ nhiệm ở một trường tưởng như hết sức “bình thường” mà đã đề cập đến một giá trị vật chất không nhỏ đối với phần đông phụ huynh. Có trường hợp, hy vọng chỉ là hãn hữu, mà người viết được trực tiếp chứng kiến: Giáo viên chủ nhiệm ở trường trọng điểm quốc gia trực tiếp nhờ phụ huynh hỗ trợ dựng hồ sơ cho con mình xin học bổng, hay xin suất “người thân” để được giảm giá vé máy bay quốc tế, mỗi sự việc tưởng như không có giá tiền cụ thể, nhưng nếu quy đổi tương đương thì đáng hàng chục tới trăm triệu Việt Nam đồng... Những sự việc như thế chỉ là thiểu số, hay “bao cát” tận dụng phụ huynh có thể lớn tới chừng nào? Và sau những việc đó, sự tôn trọng dành cho bên đáng được kính trọng, liệu có vơi đi ít nhiều? Tôi nhớ ông bà tôi thời trẻ, bà làm giáo viên cấp một ngay gần nhà, ông phụ trách một khoa trong Trường đại học Sư phạm. Nhà lúc nào cũng đông học trò. Học sinh của bà ghé vào nhà cô cạnh trường để ăn bát cơm là chuyện thường ngày. Học trò của ông có những người ở tỉnh xa xôi, ông cũng gọi về nhà, thêm bát thêm đũa, dạy thì rất nghiêm khắc nhưng thương thì hết lòng. Bởi vậy dù ông bà đã đi xa, nhưng tháng 11 nào mẹ tôi cũng vẫn nhận được rất nhiều tin nhắn học trò cũ của ông bà gửi về, tâm sự, như là tâm tình của những người anh chị em, hay chính là sự chia sẻ của những đứa con trong một gia đình. Học trò coi ông bà tôi như cha mẹ, yêu thương, kính nể. Là bởi ông bà tôi coi học sinh như con. Thời đó việc đánh mắng học sinh chưa bị lên án như bây giờ. Cách giáo dục cũ vẫn thịnh hành, bản thân cha mẹ trong nhà cũng cầm roi quật con. Mẹ tôi và các bác bị ăn đòn, học trò cũng bị quật. Nhưng ngược lại, học sinh ốm thì ông bà thức chăm, không khác gì con mình. Cái tình yêu, cái sự thương, không nằm ở những ngọt ngào đầu môi trót lưỡi. Yêu thương nằm ở sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, thật lòng vì sự phát triển, vì quyền lợi của học trò. Ngày nay, quan hệ thầy trò dường như đã rất khác. Đầu tiên là sự thay đổi về phương thức tiếp cận trong giáo dục, chúng ta đang chuyển dần sang khơi gợi, đưa học sinh ngày càng nhiều quyền chủ động trong tiếp cận và xử lý vấn đề. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ bảo. Ở vai trò này trách nhiệm của nhà giáo thật sự lớn lao, cần đủ cái uy để học sinh nể, cần đủ cái tầm để học sinh theo. Nhà giáo không được áp đặt, không được “phạt” học sinh theo những cách xưa cũ nữa. Cũng tương tự như cha mẹ, trong mỗi gia đình sự xuất hiện của cây roi ngày càng thưa thớt đi, trong mỗi lớp học cây thước kẻ cũng không còn tác dụng. Đây là cách tiếp cận chính xác và nhân văn. Mỗi cá nhân đối diện với những cá nhân khác bằng phẩm chất của mình chứ không phải bằng vị trí của mình, thuyết phục dẫn dắt bằng năng lực của mình chứ không phải bằng sức mạnh chân tay. Nhưng từ đó, đặt ra yêu cầu người giáo viên phải thực sự gương mẫu, thì khi đứng trước tập thể mấy chục học sinh mới dẫn dắt, chỉ bảo được; khi giao tiếp trong tập thể mấy chục phụ huynh mới thuyết phục được. (Nhất là, mặt bằng văn hóa chung ngày càng cao, phụ huynh giờ đây trình độ văn hóa không ở mức bình dân học vụ, nên chỉ biết trăm sự nhờ thầy cô cho con tôi cái chữ nữa…). Vậy nếu có tình trạng giáo viên lợi dụng vị trí của mình để yêu cầu, đòi hỏi phụ huynh đáp ứng các nhu cầu vật chất trực tiếp và gián tiếp, liệu có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục? “Kẻ trên mà chẳng chính ngôi”, thì trách sao “ở dưới chúng tôi” chẳng hỗn hào? Thật ra nồi canh nào cũng có những con sâu làm rầu. Nghề giáo vẫn luôn là một trong những nghề cao quý được trân trọng bậc nhất trong tất cả các xã hội. Con tôi may mắn được học nhiều giáo viên tốt. Con gọi cô là “mẹ”, thi thoảng hai cô trò tâm sự đủ thứ với nhau. Con đã ra trường, không học cô nữa, mà khi nghe tin con ốm sốt, cô vội chạy qua gửi cam cho con uống bổ sung… Tình cảm cô trò cả gia đình cảm động, và từ tận đáy lòng, chỉ mong đền đáp được phần nào tình cảm của cô. Nhưng người giáo viên như cô thì tự trọng lại rất cao, rất cẩn trọng. Cô không bao giờ muốn phiền phụ huynh dù từ việc nhỏ nhất, tặng quà bao giờ cô cũng xin phép “kiểm tra”, gói bánh hộp sữa thì cô nhận, còn những món quà giá trị vật chất cao nhất quyết bắt mang về. Cảm ơn đời vẫn còn nhiều giáo viên như thế! Ông bà tôi đã đi xa. Sau hết những chức tước, vị trí quản lý, ông bà vẫn chỉ tự hào và mong muốn nhất ghi lên bia mộ mình: Nhà giáo. Nhà giáo là nghề nghiệp nhưng cũng là danh xưng, là niềm tự hào, là những gì một đời người phấn đấu để giữ vững: Là nhà giáo trong lòng học sinh và phụ huynh. Mong sao mỗi người hành nghề giáo dục đều giữ được “nhà giáo” trong tâm mình. |