Nga chê xe tăng mới của Ukraine làm từ "thùng rác"
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtUkraineđangcốgắngđụcnướcbéocòty so bong da hom quao tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên báo Người Lao Động, Ukraine vừa trình làng chiếc xe tăng mới được kỳ vọng sẽ giúp quân đội nước này giành được lợi thế trước lực lượng ly khai ở miền Đông. Chiếc xe tăng tên Azovets bắt đầu được chế tạo từ hồi tháng 4 năm nay. Nó bắt nguồn từ một dự án được khởi xướng trên Internet và nhận được đóng góp từ nhiều chuyên gia khắp nước.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Nga chê xe tăng mới của Ukraine
Hãng tin UNNvào cuối tuần rồi dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết: “Từ năm trước, chúng tôi đã cần một chiếc xe tăng có thể hoạt động tại các khu vực thành thị”. Trong khi đó, ông Andrey Biletskiy, cựu thủ lĩnh của nhóm cực hữu Right Sector, ca ngợi chiếc xe tăng trên có hỏa lực mạnh và làm tăng cơ may sống sót của binh lính.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn tích cực đối với sáng tạo mới nhất của quân đội Ukraine. Một số người thắc mắc không hiểu xe tăng này sẽ bảo vệ người vận hành nó ra sao khi vỏ giáp ngoài của nó chỉ dày 40 mm. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin thậm chí công khai chê bai chiếc xe tăng trên mạng xã hội Twitter, cho rằng nó trông như được làm từ loại thùng rác được sử dụng rộng rãi ở Ukraine và Nga.
Theo đài RT(Nga), mẫu xe tăng mới của Kiev rõ ràng thua xa chiếc xe tăng Armata T-14 của Nga được giới thiệu tại Lễ duyệt binh ở Moscow hôm 9/5 vừa qua. Ukraine hiện đang đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kinh tế nước này dự kiến giảm đến 12% trong năm 2015. Ngoài ra, nợ nước ngoài của Kiev sẽ đạt mức 153% GDP trong năm 2015 và 134,2% vào năm 2016.
Ukraine đang cố gắng “đục nước béo cò” khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng
Infonetđưa tin, Ukraine hiện đang cố gắng tận dụng thời gian căng thẳng trong quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các kế hoạch cô lập Crimea. Tuy nhiên, các biện pháp Ukraine sử dụng có thể dẫn đến những thảm họa nhân đạo trên bán đảo Crimea, cũng như đe dọa chính nguồn cung than đá và khí đốt từ Nga cho Ukraine.
Nhận định trên do nhà báo Maksim Taker viết trong bài báo phân tích đăng tải trên tạp chí Politico (Mỹ). Theo tác giả Taker, Ukraine đang cố gắng tận dụng thời điểm khi mọi sự chú ý của Nga đều dồn vào vấn đề giải quyết căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ để tăng cường các nỗ lực chống lại Crimea.
Nhà báo Maksim Taker cho biết, một quan chức cao cấp giấu tên trong Chính phủ Ukraine đã tiết lộ với ông rằng chính quyền Poroshenko đang cố gắng tận dụng thời điểm căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện kế hoạch “lấy lại Crimea”. Tuy nhiên, theo Taker, Kiev đang thực hiện bước đi hết sức mạo hiểm vì điều này cũng có thể sẽ khiến Nga ngừng cung cấp khí đốt và than đá sang Ukraine.
Theo nhận định của Taker, nỗ lực cô lập Crimea của Ukraine được thực hiện để nhằm biến Crimea thành “gánh nặng nợ nần” đối với Nga. Hơn nữa, Ukraine quan ngại rằng nếu không thực hiện hành động nào để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến vấn đề Crimea thì phương Tây có thể sẽ công nhận rằng Crimea đã là một phần lãnh thổ của Nga.
Cột điện cao thế cấp điện từ Ukraine đến Crimea bị phá hoại
Tuy nhiên, những hành động của Ukraine là “thiếu suy nghĩ” vì nó có thể dẫn đến thảm họa nhân đạo trên bán đảo Crimea. Mặc dù đã lên kế hoạch thực hiện hành động này từ trước nhưng theo Taker, Chính phủ Ukraine đã khá “lươn lẹo” khi giải thích với phương Tây rằng họ bị những lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine ép buộc thực hiện hành động này.
Tuy nhiên trên thực tế, các chính quyền địa phương Ukraine trực tiếp tham gia vào việc vạch ra và thực hiện kế hoạch này và chính quyền trung ương Ukraine cũng đã ủng hộ hành động này. Đối với hành động phá hủy các cột điện cao thế đưa điện từ Ukraine đến Crimea khiến toàn bộ bán đảo này chìm trong bóng tối, cho dù nếu như Ukraine không phải là kẻ vạch ra kế hoạch này thì Ukraine vẫn đáng bị lên án vì đã không có bất cứ hành động ngăn chặn nào.
Hành động đáng lên án nữa là mặc dù Cơ quan An ninh Ukraine đã tuyên bố rằng đã xác định được danh tính những kẻ tình nghi thực hiện hành động phá hoại trên nhưng lại không tiến hành bất cứ hoạt động điều tra hay bắt giữ nào. Theo Taker, Chính phủ Ukraine đang phải thực hiện những sự lựa chọn không hề đơn giản giữa sức ép từ cộng đồng quốc tế và bối cảnh tình hình chính trị nội bộ.
Về tình hình nội bộ, chính quyền Poroshenko sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn nếu như muốn điều tra hoặc bắt giữ những kẻ tình nghi phá hoại các cột điện cao thế ở tỉnh Kherson. Xét về sức mạnh quân sự, chính quyền Poroshenko sẽ không đủ tiềm lực để có thể lấy lại Crimea. Hơn nữa, người dân Crimea chắc chắn sẽ phản đối việc bán đảo này quay trở lại là một phần lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, EU lại thường xuyên gây sức ép để Kiev không làm tình hình Ukraine leo thang căng thẳng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chính quyền Ukraine tính toán rằng cần phải hành động để gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế với vấn đề Crimea. Tuy nhiên, theo Taker, hành động của Ukraine là “thiếu suy nghĩ” và sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Crimea sẽ đòi Ukraine bồi thường nhiều tỷ USD thiệt hại do bị phong tỏa năng lượng
Theo BizLIVE,người đứng đầu Ủy ban Nhà nước của chính quyền Crimea về quan hệ liên dân tộc và trục xuất công dân, ông Zaur Smirnov tuyên bố rằng Crimea sẽ nêu đích danh những đối tượng có lỗi về những thiệt hại do hệ quả của việc mất điện hoàn toàn ở địa phương, hãng tin Nga RIA Novosticho hay. Ông lưu ý rằng vào thời điểm này Crimea đang tính toán và số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng tỷ rúp.
Người dân Crimea đã phải sống cùng với nến hàng đêm vì mất điện
"Phong tỏa năng lượng đã gây ra tổn thất lớn cho Crimea và nước Nga nói chung. Thiệt hại nhất định phải được tính, cả trên phương diện tài chính và đạo đức", ông nói. Ông Smirnov nhấn mạnh rằng trong thời gian phong tỏa năng lượng, đời sống và sức khỏe của hàng chục nghìn cư dân Crimea đã phải chịu mạo hiểm.
"Đặc biệt là những người ở bệnh viện và cần kết nối với thiết bị hỗ trợ sự sống nhân tạo, mà số này gồm hàng nghìn người. Các trẻ sơ sinh phải chịu mạo hiểm chết người. Trong phần này trách nhiệm của những đối tượng tổ chức cuộc phong tỏa năng lượng chỉ tăng thêm", ông nói. Theo quan điểm của ông Smirnov, trách nhiệm chính trị thuộc về nhà chức trách Ukraine, đã không hề ngăn cản hành động phá hoại gây mất điện toàn Crimea.
Trang Mạc(T/h)
Bình Phước hủy chuyến đi Canada để học làm xổ số