当前位置:首页 > Cúp C1

【kqbd aff cup】Tiềm ẩn rủi ro khi thị trường tăng nóng

8,ềmẩnrủirokhithịtrườngtăngnó<strong>kqbd aff cup</strong>9

Thị trường chứng khoán tăng nóng tiềm ẩn những rủi ro.

Giám sát chặt chẽ việc cho vay chứng khoán

Theo báo cáo mới đây về tình hình kinh tế tài chính 2 tháng đầu năm của UBGSTCQG, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự hồi phục sau khi giảm mạnh đầu tháng 2. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của TTCK năm 2017 và đầu năm 2018 là nhanh và tiềm ẩn rủi ro. Tốc độ tăng giá cổ phiếu là 48% trong năm 2017, cao hơn đáng kể tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết (khoảng 26%). Giá một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng nóng. Trong khi đó, quy mô cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán còn chưa được giám sát đầy đủ.

UBGSTCQG cho rằng, để đảm bảo cho thị trường cổ phiếu tăng trưởng bền vững, hạn chế những tác động từ bên ngoài và rủi ro nội tại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần giám sát chặt chẽ việc cho vay đầu tư chứng khoán và cho vay ký quỹ chứng khoán.

Đồng thời, để tăng nguồn cung cho thị trường và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cần tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp (DN) nhà nước. Đặc biệt, đối với các DN lớn cần có lộ trình IPO sớm để tận dụng cơ hội TTCK đang thuận lợi, tránh tập trung dồn dập vào cuối giai đoạn 2019 - 2020.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối tháng 11 năm 2017, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, việc tăng trưởng tín dụng phải đi kèm quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng. Đối với lĩnh vực cho vay chứng khoán, tỷ trọng vẫn ở mức rất thấp so với tổng tín dụng và giảm rất mạnh so với năm 2016. Số liệu cho thấy tín dụng chứng khoán, cho vay chứng khoán khi đó đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, giảm khoảng 40% so với cuối năm 2016 và nợ xấu rất thấp.

Theo Thống đốc NHNN, tín dụng cho vay vào chứng khoán được kiểm soát rất chặt chẽ với điều kiện các tổ chức tín dụng phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán với giới hạn là 5% của vốn điều lệ và vốn được cấp của các chi nhánh ngân hàng.

Với giới hạn trên, nếu tính theo quy mô tổng vốn điều lệ 506.232 tỷ đồng của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đến 31/10/2017, mức cho vay tối đa đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán có thể lên tới hơn 25.300 tỷ đồng. Như vậy, dư địa cho vay chứng khoán vào thời điểm cuối năm 2017 vẫn còn hơn 15.300 tỷ đồng, gấp 1,5 lần số dư cho vay chứng khoán thời điểm đó.

"Quan điểm NHNN rõ ràng, chặt chẽ. Với các quy định này chúng tôi tin tưởng đủ chặt để kiểm soát rủi ro", Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.

Đánh giá rủi ro cho vay chứng khoán từ nhiều góc độ

Tuy nhiên, theo một ý kiến của UBGSTCQG, có nhiều cách tiếp cận thông tin khác nhau để đánh giá về mức độ rủi ro của cho vay đầu tư chứng khoán và Ủy ban đánh giá từ nhiều góc độ cũng như các tiêu chí khác về giám sát rủi ro. Đây không phải lần đầu tiên UBGSTCQG cảnh báo về điều này. Trước đó, trong báo cáo tháng 1, UBGSTCQG cũng lưu ý VN-Index tiếp tục có diễn biến tăng mạnh sau mức tăng 2,8 lần mức bình quân của các thị trường trong khu vực. Do đó, nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh trong thời gian ngắn bởi sự hưng phấn của nhà đầu tư sẽ tiềm ẩn rủi ro không bền vững.

Trong bối cảnh này, UBGSTCQG cho rằng, việc UBCKNN dự thảo quy định nâng tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với cho vay margin của các công ty chứng khoán (CTCK) từ 50% lên 60% là hợp lý. Sự thay đổi này sẽ giúp thị trường giảm rủi ro từ hoạt động cho vay ký quỹ.

Theo số liệu giám sát của UBCKNN, tổng dư nợ giao dịch ký quỹ do các CTCK tài trợ cho thị trường đến cuối năm 2017 đạt khoảng 38 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với thời điểm cùng kỳ năm 2016, chiếm khoảng 1% mức vốn hóa thị trường. Tỷ lệ của thị trường Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn theo thông lệ thế giới (vào khoảng 2%).

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nguồn vốn cho vay giao dịch ký quỹ từ các CTCK, còn có nguồn vốn khác từ ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khác. Do vậy, trên thực tế mức tài trợ cho giao dịch chứng khoán lớn hơn mức 1% vốn hóa thị trường.

Mới đây, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết, UBCKNN đã trình văn bản xin ý kiến của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh tỷ lệ margin từ mức 50 - 50 về mức thông lệ chung trên thế giới là 60 - 40. Sau khi được Bộ Tài chính có ý kiến chấp thuận, UBCKNN sẽ cân nhắc chọn thời điểm thích hợp nhất để đưa ra quyết định điều chỉnh.

“Tỷ lệ ký quỹ 60 - 40 dự kiến sẽ áp dụng cũng là thông lệ tốt của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới. Quy định này về dài hạn nó giúp thị trường tăng trưởng bền vững hơn; tăng cường năng lực, vị thế quản trị rủi ro cho các CTCK”, ông Trần Văn Dũng cho biết.

H.Y

分享到: