当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả bóng đá hôm quả】Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Hà Nội: Thu giữ gần 29.000 hộp vitamin có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu TP.HCM: Cục Quản lý thị trường phản hồi vụ việc Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế IC phản ánh Bắc Ninh: Thu giữ trên 200.000 lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull

Ngày 3/12 vừa qua,ừvụbắtgiữhơnlonnướcgiảikhátCầnxửlýnghiêmhànhvixâmphạmquyềnnhãnhiệkết quả bóng đá hôm quả các đơn vị chức năng của Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện, tạm giữ hơn 200.000 sản phẩm lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm này được sản xuất tại chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm và Nước giải khát Việt Mỹ (địa chỉ khu phố Cả, phường Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

Thông tin này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi từ nhiều năm nay, vấn đề xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Việt Nam đã trở thành một “điểm nóng” với rất nhiều vụ vi phạm được phát hiện.

Thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 3.961 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, với tổng số tiền 54,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 12,2 tỷ đồng. Các địa phương có số vụ xử lý cao: Thành phố Hà Nội (1.035 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (947 vụ), Quảng Ninh (176 vụ), Đà Nẵng (159 vụ), Thái Nguyên (128 vụ), Thanh Hóa (118 vụ).

Điều đáng lo ngại là trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm song tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền nhãn hiệu vẫn diễn biến phức tạp.

Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cho chủ sở hữu quyền nhãn hiệu, hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu còn khiến người tiêu dùng lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Nghiêm trọng hơn, việc tái diễn các hành vi này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới quá trình hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bởi trên thực tế, sẽ chẳng có thương hiệu nào muốn đầu tư vào một quốc gia mà ở đó tình trạng xâm phạm quyền nhãn hiệu diễn ra phổ biến.

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu
Lực lượng Quản lý thị trường thu giữ hơn 200.000 sản phẩm nước giải khát xâm phạm quyền nhãn hiệu. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Theo các chuyên gia, hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu vẫn diễn ra phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan, hiện nay, việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ thể quyền đối với cơ quan chức năng còn chưa thường xuyên và hiệu quả.

Không ít doanh nghiệp còn tâm lý lo ngại việc tố cáo hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và doanh thu của sản phẩm khi người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả mạo nhãn hiệu.

Người tiêu dùng (đặc biệt là ở vùng xâu, vùng xa, nông thôn) chưa có nhiều kiến thức, thông tin về phân biệt hàng giả và ngại động chạm đến việc kiện cáo khi mua phải sản phẩm giả mạo nhãn hiệu.

Hơn nữa, việc phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng không hề dễ dàng đối với người tiêu dùng khi mà các sản phẩm giả ngày càng tinh vi, giống hàng thật đến từng chi tiết. Một số người tiêu dùng mặc dù biết là hàng giả nhưng do giá rẻ, phù hợp về tài chính nên vẫn chấp nhận tiêu dùng.

Về mặt khách quan, các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng trong và ngoài nước, được tổ chức ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức năng. Do đó, việc phát hiện, xử lý các vụ việc cũng trở nên khó khăn hơn.

Cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu vẫn còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe các đối tượng vi phạm. Đây cũng chính là kẽ hở được các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu.

Có thể thấy, hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu đã và đang để lại nhiều hệ lụy xấu đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm tình trạng này không phải chuyện một sớm một chiều có thể làm xong.

Thiết nghĩ, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn như tăng mức xử phạt, thậm chí rút giấy phép kinh doanh nếu như doanh nghiệp nhiều lần tái phạm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chủ động cung cấp thông tin về các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để có giải pháp xử lý.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng không nên vì ham rẻ mà tiếp tay cho các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chủ động tiếp cận các thông tin phân biệt hàng hóa thật-giả và tuân thủ hướng dẫn, khuyến cáo từ cơ quan chức năng…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng cùng ảnh hưởng mạnh mẽ từ quá trình chuyển đổi số, việc kiểm soát, ngăn chặn và tiến xử lý tình trạng vi phạm quyền nhãn hiệu sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Từ đó, làm cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế - xã hội, cũng như góp phần xây dựng và khẳng định Việt Nam là môi trường kinh doanh an toàn và văn minh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

分享到: