【soi kèo bóng đá châu á】Cá chết ở huyện Tĩnh Gia không liên quan đến dịch bệnh

时间:2025-01-10 09:29:49 来源:Empire777

Chiều 28-9,ếtởhuyệnTĩnhGiakhnglinquanđếndịchbệsoi kèo bóng đá châu á nguồn tin từ Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết theo kết quả xét nghiệm mẫu nước, mẫu cá chết ở khu vực biển hai xã Nghi Sơn, Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, cho thấy cá chết ở vùng biển này không liên quan đến dịch bệnh.

Cá lồng nuôi ở vịnh đảo Ngọc, xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia bị chết hàng loạt, được bà con ngư dân vớt lên ngày 8-9 - Ảnh: Hà Đồng

Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, chỉ tiêu Amoniac (NH3) và chỉ tiêu COD (lượng ôxy cần để ôxy hóa hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước biển) đều vượt chỉ tiêu cho phép.

Cụ thể, kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng biển xã Tĩnh Hải (khu vực phát hiện cá tự nhiên chết) thì 7 mẫu nước có COD đo được đều vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 2,45-5,29 lần.

Còn mẫu nước biển tại xã đảo Nghi Sơn (có vịnh đảo Ngọc - nơi phát hiện cá lồng nuôi chết hàng loạt hồi đầu tháng 9) có 2 mẫu có COD vượt ngưỡng cho phép từ 3,05-4,49 lần và chỉ tiêu Amoniac (NH3) vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 10,8-32,8 lần.

Mẫu cá tự nhiên và cá lồng ở vùng biển hai xã nêu trên đều âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển; đếm vi khuẩn tổng số gây bệnh trên cá thì số lượng đều trong chỉ tiêu cho phép của nuôi trồng thủy sản. Như vậy loại trừ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh.

Như TTO đã đưa tin, sáng sớm 8-9, người dân nuôi cá lồng ở vịnh đảo Ngọc (xã Nghi Sơn) phát hiện có một vệt nước màu đỏ di chuyển vào khu vực nuôi cá lồng. Vệt nước này đi đến đâu thì cá lồng bị ngạt, ngoi lên mặt nước thở thoi thóp đến đó.

Chỉ trong sáng cùng ngày, 21/66 hộ dân nuôi cá lồng ở địa phương với 207/1.391 lồng nuôi có cá bị chết hàng loạt; tổng số lượng cá lồng bị chết là 47,45 tấn, gồm các loại cá mú, cá hồng, cá hồng đỏ; tổng thiệt hại gần 8 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 10-9, tại thời điểm kiểm tra, Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa đã lấy mẫu nước biển tại khu vực cá lồng bị chết, khu vực cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và nước biển gần bờ và gửi Viện Tài nguyên môi trường biển Hải Phòng thực hiện.

Kết quả phân tích sơ bộ như sau: Mẫu nước lấy tại khu vực cá lồng bị chết (xã Nghi Sơn): phát hiện có loài tảo Hairoi - Creratium furca nở hoa gây thủy triều đỏ với mật độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước lấy tại khu vực cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn: phát hiện loài tảo Ceratium furca cũng chiếm ưu thế, nhưng với mật độ thấp hơn, chỉ đạt khoảng 500.000 tế bào/lít nước biển.

Như vậy, bước đầu cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá nuôi lồng bị chết ở vùng biển huyện Tĩnh Gia là do tác động của loài tảo Hairoi - Creratium furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng (hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa).

Theo HÀ ĐỒNG/TTO

推荐内容