Làm lúa giống từ năm 2016 là 60 công đất rồi lên 100 công trong năm 2020,ừlmlagiốngbằngsạkhaycấlive đá bóng đến vụ Đông xuân năm 2021-2022, ông Nguyễn Văn Hiện, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bình Hiếu đã nhận làm lúa giống cho 130ha đất ruộng. Đó là thành quả nhờ ứng dụng phương pháp canh tác tiên tiến mà HTX Bình Hiếu, ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, đã ứng dụng những năm qua. Nhờ ứng dụng phương pháp sạ khay, cấy máy tiên tiến mà HTX Bình Hiếu đã thực hiện được dịch vụ cấy máy với diện tích 130ha đất lúa trong và ngoài HTX. Ông Nguyễn Văn Hiện, Giám đốc HTX Bình Hiếu, cho biết: “Trước đây cả tôi và bà con thành viên HTX chủ yếu sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống, mật độ sạ lan quá dày, vừa hao tốn lúa giống mà còn dễ gây ra nhiều sâu bệnh, năng suất kém. Sau đó, HTX chuyển sang cấy tay nhưng vừa tốn nhân công, tốn sức nên hiệu quả cũng không mấy khả quan hơn. Qua các lần tôi được học tập kinh nghiệm tại những mô hình sản xuất lúa giống, HTX đã chuyển sang cấy máy, sạ theo khóm nên dần cải thiện được chất lượng sản xuất lúa giống”. HTX được hình thành từ năm 2016, lúc đầu có 10 thành viên, vốn điều lệ chỉ đạt 280 triệu đồng. Theo thời gian, HTX làm ăn hiệu quả, uy tín nên đã tạo được mối liên kết với Công ty Giống cây trồng miền Nam, thực hiện hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa giống. Khoảng thời gian 4 năm sau khi thành lập, các thành viên HTX đã mạnh dạn góp vốn đầu tư 6 máy cấy loại 4 hàng để sản xuất lúa giống cấp xác nhận. Nhờ đầu tư máy móc, ứng dụng phương pháp cấy máy tiên tiến nên tỷ lệ sống lúa cấy đạt cao, năng suất ổn định. Từ đó, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp thu mua lúa giống với giá cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg. Ở thời điểm này, HTX sử dụng mạ gieo trên sân để cấy, chủ yếu phục vụ cho các thành viên. Đầu năm 2021, HTX được Trạm Khuyến nông thị xã và phường Vĩnh Tường tạo điều kiện cho tham quan, học tập kinh nghiệm về quy trình làm mạ khay và đề xuất Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 3 máy cấy loại 6 hàng; hơn 20.000 khay thuộc mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi nhận 3 máy mới, năng suất làm việc của HTX đã tăng lên gấp nhiều lần nên năm nay HTX đã nhận cấy cho các thành viên trong HTX là 90ha, cấy dịch vụ cho các vùng lân cận gần 40ha. Ông Nguyễn Văn Hiện nhận định: Nhờ HTX được hỗ trợ từ dự án của ngành khuyến nông tỉnh là ứng dụng mạ khay, máy cấy nên tiết kiệm chi phí đầu tư từ 15-20% như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu như trước kia sạ lan phải tốn trên 25kg lúa giống hoặc cấy tay tốn gần 20kg thì với phương pháp này mỗi công (1.000m2) chỉ cần 5,5kg lúa giống. Các phương pháp thủ công ngày xưa sau sạ phải cấy giặm, thất thoát nhiều thì cách cấy máy lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạn chế đổ ngã, năng suất cao hơn từ 50-100 kg/ha. Có máy móc, kỹ thuật tốt, vụ lúa Hè thu 2021 vừa qua, HTX đã cấy dịch vụ được gần 130ha, với giá cấy 4,6 triệu đồng/ha, mang về tổng nguồn thu cho HTX trên 593 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận ước đạt 178 triệu đồng. Từ những thành công đó mà nhiều nông dân nhìn thấy, làm đơn xin gia nhập HTX. Từ 7 hộ đăng ký, đến nay đã có 9 hộ. Số vốn góp điều lệ cũng tăng lên 380 triệu đồng. Ông Phan Văn Oanh, ở phường Vĩnh Tường, cho biết: “Tôi có 2,8ha đất ruộng, trước kia toàn trồng lúa thương phẩm nhưng không dư dả mấy. Thấy mấy anh em gần đây làm lúa theo HTX và ông Hiện - Giám đốc HTX làm lúa giống dễ mà còn được công ty hỗ trợ giống, phân, thuốc đến cuối vụ mới lấy tiền, không lo đầu vào, đầu ra, lợi nhuận cao. Vậy nên, vụ lúa Đông xuân năm nay, tôi đã làm đơn xin vào HTX, góp vốn điều lệ 10 triệu đồng để cùng nhà nông địa phương làm giàu”. “Hiện nay, quy mô sản xuất lúa giống của HTX đã tăng lên hơn 100ha. Số lượng máy cấy phục vụ cho thành viên HTX và dịch vụ bên ngoài đã tăng lên 9 máy. Định hướng cho những mùa vụ tới, HTX sẽ nhân rộng mô hình mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại phường Vĩnh Tường lên 200ha, phát triển dịch vụ mạ khay, máy cấy cho các vùng lân cận 100ha”, ông Hiện cho hay. Bài, ảnh: TRÚC LINH |