Tiếp theo rà soát thực hiện tháng 3/2016 với cam kết về hải quan trong EVFTA,ệtNamđãgiảmđángkểthờigianthôngquanhànghókết quả nữ trung quốc VCCI tiếp tục thực hiện việc rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu. Việc rà soát này nhằm xác định những nội dung chưa tương thích của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó đưa ra các đề xuất sửa đổi để tuân thủ cam kết, đồng thời tận dụng động lực này để triển khai mạnh mẽ và thực chất hơn nữa quá trình cải cách liên quan ở Việt Nam. “Quan trọng hơn, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về quyền của mình trong các cam kết mới", TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho biết.
Qua khảo sát 26 nội dung cho thấy cơ bản đều tương thích với các cam kết EVFTA. Trong đó, kết quả 16 nội dung hoàn toàn tương thích với các cam kết như: cam kết hợp tác với các bên trong quản lý chuyên ngành; giải phóng hàng nhanh; nộp tờ khai điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ liệu điện tử; công khai về phí và lệ phí; thủ tục khiếu nại... Có 4 nội dung đã tương thích một phần với các cam kết bao gồm: cam kết vừa bảo đảm quản lý Nhà nước vừa tạo thuận lợi cho thương mại; cam kết không phân biệt đối xử trong quản lý chuyên ngành; cam kết áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả; thủ tục rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn 6 nội dung chưa hoàn toàn tương thích như: cam kết áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại; đơn giản hóa thủ tục; áp dụng quản lý rủi ro; áp dụng chế độ kiểm tra sau thông quan trong quản lý chuyên ngành.
Các chuyên gia tại hội thảo cũng ghi nhận thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang là lĩnh vực cải cách được Chính phủ đặc biệt chú trọng, nhằm khắc phục một trong những khía cạnh còn có tồn tại, vướng mắc nổi cộm nhất, gây ảnh hưởng tới thời gian thông quan cũng như dòng lưu chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy vậy trên thực tế thời gian thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành còn khá dài (13-19 ngày), nên cần phải nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện để rút ngắn thời gian này, đưa thời gian thông qua được giảm bớt hơn nữa.
Theo đánh giá bản rà soát đã đưa ra rất chi tiết những quy định nào đã tương thích hoàn toàn hoặc chỉ tương thích một phần. Điều này được hy vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng tìm ra được những vướng mắc để tháo gỡ, giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng vẫn phù hợp với cam kết trong các FTA. TS.Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, việc rà soát này có mục tiêu xa, để cùng các cơ quan Việt Nam và các doanh nghiệp góp tiếng nói vào quá trình hoàn thiện thể chế, pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam mới có trong thời gian qua.