您现在的位置是:World Cup >>正文

【soi keo pháp】Nguy cơ sạt lở tại thủy điện Thượng Nhật

World Cup1人已围观

简介Nhà ở công nhân thủy điện Thượng Nhật nằm dưới chân núi đã xảy rahiện tượng trượt lởĐã và đang sạt l ...

Nhà ở công nhân thủy điện Thượng Nhật nằm dưới chân núi đã xảy ra hiện tượng trượt lở

Đã và đang sạt lở

Cách trung tâm xã Thượng Nhật,ơsạtlởtạithủyđiệnThượngNhậsoi keo pháp huyện Nam Đông chừng 2km là tuyến đường lâm sinh dẫn vào thủy điện. Khu vực tuyến đường này chủ yếu trồng rừng kinh tế với đồi núi, địa hình phức tạp. Để tiếp cận được thủy điện Thượng Nhật, nhiều công nhân đang lao động tại đây phải vượt suối A Mong bằng gàu xe múc. Nguyên do ngầm tràn qua suối bị nước lũ cuốn trôi để lộ một khoảng suối với vực sâu, đá lớn lởm chởm.

Ngầm tràn bị sạt trượt, mưa lũ cuốn trôi chia cắt tuyến đường vào nhà máy khiến công tác vận chuyển nhu yếu phẩm khó khăn trong những ngày mưa, lũ.

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, trước và sau cơn bão số 13, phát hiện thủy điện nhiều lần không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa và tích nước trái phép, lực lượng của huyện phải đi vòng 4km đường rừng, tiếp cận sườn đồi phía đối diện, sử dụng phương tiện để quan sát, giám sát và ghi hình việc đóng các cửa van, tích nước trái phép của thủy điện Thượng Nhật.

Khu vực suối A Mong trên đoạn đường dẫn vào thủy điện không chỉ trôi ngầm tràn mà còn có nhiều điểm núi đã và đang trượt lở, để lộ đất đá lởm chởm với nhiều điểm nước nhỏ chảy thành dòng từ trên núi xuống. Tại khu vực nhà điều hành, nhà ở công nhân của thủy điện Thượng Nhật đang tiềm ẩn nguy cơ trượt lở núi rất cao.

Cụ thể, khu vực này chỉ cách núi trong đường kính hơn 100m, nhà điều hành, nhà ở công nhân được xây dựng dưới khu vực chân núi, xuôi theo hướng trạm điện của nhà máy. Tại khu vực núi cạnh nhà điều hành trong những đợt mưa lớn từ tháng 10 đến nay đã xuất hiện điểm trượt núi đoạn lưng chừng đồi, để lộ một khoảng hở chừng 0,5m trên núi.

Mất an toàn hồ đập?

Ghi nhận của PV, khu vực thủy điện Thượng Nhật được xây dựng có địa hình khá phức tạp. Đập thủy điện được “kẹp” giữa hai vực núi khá hẹp, độ dốc cao. Khu vực vai phải của đập thủy điện xuất hiện điểm sạt trượt núi với một ít khối lượng đất đá chuồi xuống gần lòng hồ, nguy cơ trượt lở tiếp diễn rất cao. Kênh xả của nhà máy cũng xuất hiện điểm sạt lở, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ uy hiếp an toàn đập.

Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông thông tin, qua kiểm tra bước đầu, CĐT chưa dọn dẹp lòng hồ nhưng đã tích nước, phát điện, không tuân thủ quy trình vận hành của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và chưa được sự cho phép của UBND tỉnh. Ở vai phải đập thủy điện Thượng Nhật, núi ở khu nhà điều hành có nguy cơ sạt lở rất lớn, CĐT cũng chưa cắm biển cảnh báo ở hạ du đập.

“Sắp đến, huyện sẽ phối hợp CĐT xây dựng quy chế phối hợp trong công tác vận hành phát điện, điều tiết hồ chứa và công tác cảnh báo, thông báo trước cho cư dân vùng hạ du và chính quyền địa phương trong việc điều tiết lũ, quy trách nhiệm cụ thể các bên để tổ chức thực hiện”, ông Phụng nói.

Ông Lê Văn Khoa, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam (CĐT thủy điện Thượng Nhật) thừa nhận, do ảnh hưởng rất lớn của bão số 9 nên phần kênh xả nhà máy, ngầm qua suối tuyến đường vận hành nhà máy đã sạt lở, không bảo đảm an toàn lưu thông, vận chuyển phương tiện ra-vào nhà máy.

Trước tình hình đó, CĐT phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn kiểm định chất lượng kiểm tra và đánh giá hiện trạng an toàn đập tại thời điểm sau cơn bão số 9 (ngày 28/10). Kết quả, công trình thủy điện Thượng Nhật đảm bảo vận hành theo đúng tiêu chuẩn thiết kế được phê duyệt.

Công ty phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn thiết kế triển khai công tác đo đạc  và đánh giá hiện trạng sạt lở của phần kênh xả, đường vận hành vào nhà máy. Từ đó, CĐT có phương án xử lý tạm thời nạo vét, gia cố rọ đá tại các vị trí xung yếu, mất an toàn.

Hiện tại, đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP Xây dựng năng lượng tái tạo đang hoàn thiện thiết kế và phương án xử lý khắc phục để đảm bảo an toàn vận hành lâu dài.

Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương do ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp làm trưởng đoàn vừa yêu cầu CĐT thủy điện Thượng Nhật thực hiện xử lý mỏm đá phía hạ lưu bờ phải của thủy điện để đảm bảo chế độ thủy lực phía hạ lưu tràn, nâng cao khả năng thoát lũ; thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để khảo sát, đánh giá ổn định vai phải đập và có phương án xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

Năm 2007, dự án thủy điện Thượng Nhật được Bộ Công thương cấp phép đầu tư và đến giữa năm 2008, chính thức khởi công trên diện tích 154ha; gồm 2 tổ máy công suất 6MW với tổng vốn đầu tư 154 tỷ đồng, dự kiến tổ máy số 1 phát điện vào quý I-2010. Sau khi khởi công rầm rộ, dự án này ngưng trệ, chuyển qua nhiều CĐT khác nhau và đến năm 2016 mới tái khởi động do Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam thực hiện với số vốn được điều chỉnh lên đến 341 tỷ đồng.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

Tags:

相关文章