当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả club leon】Tỷ trọng chi cho an sinh xã hội tăng dần qua các năm

【kết quả club leon】Tỷ trọng chi cho an sinh xã hội tăng dần qua các năm

2025-01-26 00:44:44 [World Cup] 来源:Empire777
Tỷ trọng chi cho an sinh xã hội tăng dần qua các năm
Ngân sách dành nguồn lực lớn cho an sinh xã hội. Ảnh tư liệu

An sinh xã hội là ưu tiên của Việt Nam

Báo cáo an sinh xã hội thế giới 2024 - 2026 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố cuối tháng 10/2024 cho thấy, an sinh xã hội là ưu tiên của Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam có những cam kết rất mạnh mẽ về an sinh xã hội, thông qua việc ban hành Nghị quyết 42-NQ/TW (năm 2023) về Đổi mới chính sách xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi (2024) và đang sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và Luật Việc làm…. Những thay đổi này đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, phù hợp với các Tiêu chuẩn Lao động quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Thống kê cho thấy, tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội của Việt Nam đã tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021 và khoảng 7% GDP năm 2023...

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự toán chi thường xuyên 2024 là 1.259,6 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi cải cách tiền lương và điều chỉnh lương hưu, một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, chính sách an sinh xã hội 74 nghìn tỷ đồng. Số thực hiện chi 9 tháng năm 2024 ước đạt 856,5 nghìn tỷ đồng, bằng 68% dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 16,78 nghìn tấn gạo để khắc phục hậu quả bão lũ, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân; chủ động nguồn thực hiện tăng lương cơ sở (từ 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng) cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và tăng lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng thuộc NSNN đảm bảo từ 01/7/2024.

Lĩnh vực nào cũng có an sinh xã hội đan xen

Theo Dự toán NSNN 2025 vừa được Quốc hội thông qua, dự toán chi thường xuyên 2025 là 1.554,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 60,9% tổng chi NSNN. Trong đó bao gồm kinh phí tăng thêm đảm bảo chi trả tiền lương theo mức 2,34 triệu đồng/tháng, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công, mức chuẩn trợ giúp xã hội và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở theo mức điều chỉnh từ ngày 1/7/2024.

Bình luận về mức chi dự toán NSNN 2025, bà Ngô Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Hội nhập đề nghị tăng tỷ trọng chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là cho các nhóm yếu thế (người nghèo, người lao động trong các khu công nghiệp). Bà cũng đề xuất chi ngân sách cho các chương trình giảm nghèo bền vững cần được ưu tiên hơn, tăng từ mức 4,7% lên 6% tổng chi để đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và để đạt được, nên quy định mức phân bổ ngân sách tối thiểu cho an sinh xã hội. Theo đó, ngân sách cho an sinh xã hội có thể chiếm từ 6-10% GDP và tăng chi từ ngân sách Nhà nước cho chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để người lao động tự do có đủ các quyền lợi tương tự bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, khoản chi NSNN cho an sinh xã hội được phân cấp mạnh về địa phương nên số chi cho lĩnh vực này mới chỉ bao gồm phần ngân sách trung ương cân đối, theo báo cáo của Bộ Tài chính và tổng hợp từ một số bộ ngành. Số liệu này chưa bao gồm các nguồn địa phương tự cân đối cũng như phần ngân sách địa phương bố trí cho các chương trình riêng được cấp tỉnh ban hành.

Thông tin về vấn đề chi cho an sinh xã hội trong dự toán NSNN, ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) khẳng định, số chi liên quan tới bố trí cho an sinh xã hội thực tế là rất lớn chứ không phải chỉ là con số hơn 4%. Bởi chi cho an sinh xã hội đan xen giữa các lĩnh vực.

“Chi cho an sinh xã hội chạy dọc theo 13 lĩnh vực chi, lĩnh vực nào cũng có an sinh xã hội bên trong đan xen nên thực tế số chi an sinh xã hội là rất lớn” - ông Tân cho biết.

Ông cũng thông tin thêm về nguyên tắc bố trí dự toán chi NSNN năm 2025 để đảm bảo chi hiệu quả. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là bố trí chi đầu tư phát triển ở mức tích cực, đảm bảo tổng chi đầu tư phát triển lớn hơn bội chi NSNN và phù hợp với khả năng cân đối NSNN. Tiếp đó, bố trí chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn, dự phòng, dự trữ quốc gia ở mức hợp lý để xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Cùng với đó, bố trí đủ chi trả tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội khác tính theo mức đã điều chỉnh từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, bố trí chi thường xuyên triệt để tiết kiệm, ưu tiên các chế độ, chính sách đã ban hành, các nhiệm vụ thực sự quan trọng, cấp thiết.

Tập trung nguồn lực để chăm lo cho người dân

Trong các năm 2020 - 2022, Chính phủ đã tập trung nguồn lực để chăm lo cho người dân vượt qua đại dịch Covid-19. Theo tổng hợp từ các địa phương, NSNN huy động để hỗ trợ cho người dân trong giai đoạn này ước khoảng 53 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm ngân sách cho thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc, các chi phí chăm sóc, điều trị y tế cho bệnh nhân nhiễm và các đối tượng thuộc diện cách ly theo quy định.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读