Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - một người con quê Long An,ớvềLuậtsưtỷ số granada đã có thời gian sinh sống với cha mẹ ở xứ Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ ngày nay), từng là quyền Chủ tịch nước; năm 1981, là Chủ tịch Quốc hội cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại Đại hội năm 1988 và là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII, VIII.
Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sĩ quân giải phóng. (Ảnh tư liệu)
Gia đình trung lưu quan tâm dân nghèo
Sử sách ghi chép, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ sinh năm Canh Tuất 1910, bí danh Ba Nghĩa, trong một gia đình công chức trung lưu tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Người dân ấp 6, xã Vĩnh Viễn A truyền tai nhau rằng, cách nay trên 100 năm, Nguyễn Hữu Thọ cùng cha Nguyễn Hữu Tuấn, mẹ Lê Thị Phòng về đây khai khẩn. Khi ấy, gia đình ông đã đào nhiều kinh dẫn thủy nhập điền như: kinh Ranh, kinh Dừa Khô, kinh Tư, kinh Kay Ưu, kinh Rạch Lớn, kinh Ngang...
Trong thời gian sinh sống ở đây, ông và gia đình rất gần gũi, đối xử tử tế với người dân, người giúp việc; đồng thời quan tâm xây dựng nghĩa địa để những người tứ cố vô thân, nghèo khó khi mất đi có nơi chôn cất tử tế. Cùng cha mẹ an cư xứ bưng biền này nhưng Nguyễn Hữu Thọ được cha đưa đi học từ vàm Chà Là đến Trường Tiểu học thị trấn Long Mỹ từ năm 1917-1920. Những tháng cuối năm 1920, Nguyễn Hữu Thọ rời vàm Chà Là lên Sài Gòn, đến năm 1921, ông sang Pháp học.
Vàm Chà Là, nơi gia đình và Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ từng khai khẩn, sinh sống.
Tại vàm Chà Là hiện nay còn nhiều di tích như Miếu Bà do gia đình của cố Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX, hay đá xanh, gạch thẻ, gạch lót nền nhà... Hiện Miếu Bà đang được người dân địa phương quanh vùng tôn tạo, thờ phượng.
Sau nhiều năm miệt mài học tập, năm 1932, Nguyễn Hữu Thọ tốt nghiệp cử nhân luật hạng ưu. Với suy nghĩ học thành tài để về giúp nước, ông mong ngóng ngày trở lại quê hương nhưng vì không có tiền nên phải ở lại Pháp thêm 1 năm. Năm 1933, ông trở về nước, tập sự luật sư tại văn phòng của một luật sư người Pháp - ông Duquesnay.
Thầy và trò lớp nhất, Trường Tiểu học Long Mỹ, Rạch Giá (năm 1920). Trong ảnh: Nguyễn Hữu Thọ (x).
Sau 5 năm tập sự hành nghề luật sư, năm 1939, Nguyễn Hữu Thọ thi đỗ kỳ sát hạch của Luật sư Đoàn và trở thành luật sư thực thụ, mở văn phòng luật tại Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sài Gòn - Chợ Lớn, tiếng tăm của vị luật sư trẻ tài năng, luôn bênh vực lẽ phải đã lan ra khắp Nam kỳ lục tỉnh.
Những năm làm luật sư ở Vĩnh Long - Cần Thơ, Luật sư có đưa người thân về thăm lại vàm Chà Là. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, gia đình Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ hiến toàn bộ tài sản trên cho cách mạng.
Bỏ phú quý theo cách mạng
Năm 1940, trực tiếp chứng kiến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và những phiên tòa do thực dân Pháp dựng lên để buộc tội các chiến sĩ cách mạng, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhận thức về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường và lý tưởng cao đẹp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của những người cộng sản, đồng thời thấy rõ bản chat thâm độc, tàn bạo, tội ác man rợ của chính quyền thực dân ở thuộc địa. Con đường dẫn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến với Nhân dân, với cách mạng bắt đầu từ đó.
Từ năm 1947 đến năm 1950, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia vao nhiều hoạt động trong các phong trào yêu nước ở miền Nam; được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (16-10-1949), tham gia lãnh đạo cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ đầu năm 1950.
Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đối với nhân sĩ, trí thức và Nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói riêng, Nam bộ nói chung, thực dân Pháp đã bắt ông và đưa ông đi đày ở biên giới phía Bắc theo chế độ quản thúc tại bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một vùng khí hậu khắc nghiệt và địa hình hiểm trở.
Đến năm 1952, khi bộ đội ta tiến lên giải phóng Tây Bắc, chính quyền thực dân đưa Luật sư Nguyễn Hữu Thọ về giam ở Sơn Tây. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Đoàn Luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn và giới nhân sĩ, trí thức trong cả nước, tháng 11-1952, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được trả tự do. Trở về Sài Gòn, mở lại văn phòng luật và tiếp tục đấu tranh với kẻ thù, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia tổ chức nhiều hoạt động đấu tranh cách mạng đòi dân sinh, dân chủ. Nhưng đến ngày 15-11-1954, chính quyền Sài Gòn lại bắt giam và lưu đày ông ra miền núi Củng Sơn, Tuy Hòa, Phú Yên. Ông bị giam lỏng ở đây gần 7 năm cho đến khi được lực lượng vũ trang của Khu ủy Khu V giải thoát.
Tại Đại hội lần thứ nhất (tháng 2-1962) Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 3-1964, Đại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã bầu ông làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đến tháng 6-1969, ông được cử làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Bằng uy tín và tài năng, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã lãnh đạo quân và dân miền Nam giành nhiều thắng lợi to lớn, góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Sau khi thống nhất đất nước, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 6-1976), quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 4-1980), Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 7-1981). Tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận (họp từ ngày 31-1 đến ngày 4-2-1977), ông được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III MTTQ Việt Nam tháng 11-1988, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Tháng 8-1994, Đại hội đại biểu toan quốc lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã suy tôn ông làm Chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Với các cương vị của mình, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tìm hiểu thực trạng, tháo gỡ khó khăn trong công tác mặt trận, đề xuất với Đảng và Nhà nước những cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm vun đắp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng và phát huy vai trò Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong thời kỳ mới.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ không chỉ thừa hưởng truyền thống bất khuất của những bậc anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; truyền thống “trung dũng kiên cường toàn dân đánh giac” của quê hương Long An mà còn thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của vùng đất Hậu Giang giàu lòng yêu nước. Con đường đến với cách mạng của ông thật tự nhiên và trong sáng: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản và gắn liền với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc…
Mong muốn được xây dựng nơi đây thành nơi chốn linh thiêng Lễ cúng Miếu Bà tại vàm Chà Là hàng năm được người dân trong vùng tổ chức cúng vào ngày 16-2 âm lịch với các nghi lễ ngày đầu cúng chay, ngày thứ hai cúng mặn. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Long Mỹ mong muốn được xây dựng nơi đây thành nơi chốn linh thiêng có bổ sung phần lịch sử của gia đình Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để giúp các thế hệ tiếp nối hiểu biết và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; mong Trường Tiểu học Long Mỹ - nơi cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ học từ 1917-1920 được đổi tên Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ. “Tôi rất muốn được như vậy để tưởng niệm và nhắc đến người có công lớn với cách mạng và dạy cho thế hệ trẻ noi theo tấm gương của ông”, bà Bùi Thị Kim Anh, người dân ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, nói. Ông Trịnh Bạch Duyên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A, cho biết: “UBND xã đã làm tờ trình gửi về trên xem xét để đáp ứng mong muốn của bà con là xây dựng nhà bia tại Miếu Bà ở vàm Chà Là để có nơi tưởng nhớ, thờ cúng gia đình và cố Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ”. |
NGỌC TRÍ