【kết quả giải ngoại hạng trung quốc hôm nay】Quy định khác nhau khiến khó khăn gấp bội

Doanh nghiệp vận tải đối mặt với “vực sâu” Covid-19
23 doanh nghiệp,địnhkhácnhaukhiếnkhókhăngấpbộkết quả giải ngoại hạng trung quốc hôm nay hơn 500 đầu xe cài đặt “Cảnh báo không đeo khẩu trang”
Lên phương án giảm giá dịch vụ và các khoản chi phí khác cho doanh nghiệp vận tải
Quy định khác nhau khiến khó khăn gấp bội
Ông Nguyễn Văn Quyền

Xin ông cho biết những khó khăn các doanh nghiệp vận tải đang gặp phải kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, nhất là khi một số địa phương trên cả nước đang áp dụng Chỉ thị 15, 16?

Có thể nói ngành vận tải hiện nay đang gặp vô vàn khó khăn. Trong bối cảnh giãn cách, hạn chế di chuyển do dịch, với vận tải hành khách, lượng xe khách đến nay hoạt động chỉ khoảng 20-30%, trên mỗi một chuyến xe chỉ được chở lượng khách không quá 50% số ghế ngồi. Đặc biệt là khi đợt dịch bệnh thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, lượng hành khách đi xe lại càng giảm nhiều hơn.

Với vận tải hàng hóa, các hoạt động chuyên chở đã giảm từ 20-30% và tập trung chủ yếu ở những đơn vị vận tải đường dài, vận tải qua biên giới đòi hỏi thủ tục ngặt nghèo. Vận tải hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới thời gian chờ đợi giao hàng kéo dài. Các lái xe chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì không được đi qua cửa khẩu, buộc doanh nghiệp phải thuê lái xe dịch vụ làm đội chi phí lên rất nhiều.

Đặc biệt, thông thường doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thông quan trước cho hàng hóa nhưng trong thời gian gần đây, do lái xe phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 và việc chờ kết quả thường kéo dài từ 10h-24h (tùy từng địa phương) nên đã gây ra sự chậm trễ, khiến doanh nghiệp phải nộp tiền phạt cho sự chậm trễ này.

Ngoài ra, trong bối cảnh vùng dịch phát sinh ở một khu vực nào đó, thì ở mỗi địa phương lại đề ra những quy định khác nhau, làm cho quá trình vận tải bị gián đoạn, ách tắc từ 3-5 ngày gây khó khăn mọi mặt cho doanh nghiệp. Hiện nay đã xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa phải từ chối hợp đồng mới mà chỉ thực hiện nốt các hợp đồng cũ vì nếu thực hiện chi phí đội lên quá cao mà lái xe cũng mất thời gian bị cách ly sau mỗi chuyến xe.

Mới đây Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các địa phương chấp nhận cả kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR để tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhanh, điều này có tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vận tải không, thưa ông?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã kết luận như vậy, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi trong 2 ngày qua, việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR vẫn chưa thống nhất gây khó khăn lái xe khi vận chuyển hàng hóa… Nhiều địa phương đang có dịch vẫn bắt buộc lái xe phải có giấy xét nghiệm PCR mới được vào địa phương.

Một bất cập nữa là, thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính của các địa phương chưa thống nhất với nhau (Ví dụ: Bình Dương, TPHCM là 3 ngày. Long An 5 ngày và Đồng Nai 7 ngày). Về vấn đề này, chúng tôi đề xuất nên xem xét gia hạn thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm Covid-19 thay vì 3 ngày lên 7 ngày vì thời gian hoàn thành 1 chuyến xe chạy trong nội tỉnh và lân cận thì 3 ngày là phù hợp, nhưng nếu phạm vi chuyến xe từ Nam ra Bắc thì tối thiểu sẽ kéo dài 7 ngày, kể cả thời gian giao nhận hàng.

Tôi cũng kiến nghị các địa phương bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm taị trạm dừng nghỉ cửa ngõ của các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, tránh xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. Hiện nay lái xe nếu đi qua các địa phương mà giấy xét nghiệm hết hiệu lực sẽ phải tìm chỗ để đỗ xe, sau đó lại thuê xe để đi xét nghiệm và chờ kết quả, điều này làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Ngoài đề xuất về việc gia hạn thêm thời gian đối với kết quả xét nghiệm Covid-19, ông có đề xuất gì để tránh làm đứt gãy chuỗi lưu thông hàng hóa?

Về việc kiểm tra, xét nghiệm đối với lái xe, tôi đề xuất nếu xe đi qua nhiều địa phương thì chỉ nên thực hiện kiểm tra tại 1 trạm hoặc tối đa là 2 trạm để doanh nghiệp vận tải tối ưu được thời gian lưu thông, tránh tiếp xúc. Để làm được điều này, mã QR Code cần thể hiện được lộ trình cụ thể đi từ đâu đến đâu, đã kiểm tra ở trạm nào.

Liên quan đến quy định sau khi đi qua vùng có dịch bệnh, lái xe sau khi về sẽ phải thực hiện cách ly 7, 14, 21 ngày (tùy từng địa phương) sẽ dẫn tới tình trạng chỉ trong một thời gian ngắn sẽ thiếu lái xe.

Vì vậy, tôi đề nghị xem xét không cách ly y tế với lái xe. Đồng thời, kiến nghị địa phương hoặc đơn vị vận tải sắp xếp nơi ở tập trung cho lái xe, ưu tiên ngay tại các bãi đậu, đỗ để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về địa phương từ vùng dịch.

Về lâu dài, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam có đề xuất gì để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải đang gặp rất nhiều khó khăn, thưa ông?

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 1,3-1,5 triệu lái xe ôtô. Trong đó có trên 400.000 lái xe vận chuyển hành khách (xe khách tuyến cố định, xe buýt, taxi, xe hợp đồng và xe vận chuyển khách du lịch) và khoảng trên 1 triệu lái xe vận chuyển hàng hóa các loại. Do tính chất công việc đặc thù nên các đối tượng này có nguy cơ cao bị nhiễm và truyền bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trung ương và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các tỉnh, thành phố quan tâm, ưu tiên vắc xin ngừa Covid-19 cho đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe tại các tỉnh, thành sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị áp dụng cho doanh nghiệp vận tải được miễn phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2020, giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới, điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ô tô chu kỳ đầu là 24 tháng và chu kỳ tiếp theo là 12 tháng. Không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng.

Đối với UBND các tỉnh cần giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải. Thời gian áp dụng đến ngày 31/12/2021.

Xin cảm ơn ông!

Nhà cái uy tín
上一篇:Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
下一篇:Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc