【trận đấu blackburn】Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:03:43 评论数:
Giáo sư Klaus Schwab chia sẻ tại Chương trình Talkshow truyền cảm hứng cho giới trẻ sáng ngày 6/10/2024. |
Ngày 6/10, tại buổi nói chuyện với các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sinh viên các trường Đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TPHCM, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhấn mạnh, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng có những lợi thế không nhỏ để phát triển kinh tế tri thức, như lực lượng lao động trẻ đông đảo, thích ứng nhanh với công nghệ và tư duy sáng tạo.
Theo Giáo sư Klaus Schwab, sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua là minh chứng cho khả năng phục hồi, sự linh hoạt và quá trình hoạch định chính sách có chiến lược của quốc gia này.
Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Việt Nam đã và đang định vị mình là một nhân tố quan trọng trong thương mại và sản xuất toàn cầu. Khi bước vào kỷ nguyên trí tuệ, Việt Nam cần tiếp tục thay đổi, tận dụng công nghệ số để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Việt Nam với hơn 100 triệu dân, GDP năm 2024 dự kiến đạt 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP dao động từ 6 - 7% và độ tuổi trung vị của dân số chỉ hơn 30 tuổi, là một quốc gia trẻ với tiềm năng lớn để trở thành nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD vào năm 2050.
Giáo sư Klaus Schwab cùng phu nhân đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TPHCM. |
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện chủ yếu phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và sản xuất. Nhưng đến năm 2050, cấu trúc kinh tế - xã hội sẽ thay đổi đáng kể với sự chuyển đổi từ thời đại công nghiệp sang thời đại mà tôi gọi là “kỷ nguyên trí tuệ”, Giáo sư Klaus Schwab nhấn mạnh.
Dù những tiến bộ công nghệ của kỷ nguyên trí tuệ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, song theo Giáo sư Klaus Schwab khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế tri thức.
Theo ông, người trẻ phải được trang bị kiến thức mới của thời đại 4.0 để xây dựng nền kinh tế xanh, sạch, bền vững theo hướng chuyển đổi công nghiệp; giao lưu hỏi đáp với các doanh nhân trẻ, doanh nhân sáng tạo, doanh nhân khởi nghiệp, sinh viên tiêu biểu về vai trò, trách nhiệm của người trẻ trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, nền kinh tế tri thức chính là tương lai của thế giới, và những hành động quyết liệt từ thế hệ trẻ sẽ là yếu tố quyết định thành công của quốc gia, địa phương đó; đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của giới trẻ không chỉ tri thức chuyên môn mà còn sự nhiệt huyết, tư duy đột phá và tinh thần dấn thân.
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy, Hiệu trưởng trường đại học Hoa Sen cho rằng, những chia sẻ của Giáo sư Klaus Schwab sẽ giúp cho doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp, trí thức trẻ tiếp cận tầm nhìn của một chuyên gia kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu về kinh tế tri thức.
Thế hệ trẻ TPHCM hiểu rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực, của công nghệ trong sự phát tiển kinh tế, đồng thời là cơ hội để trí thức trẻ Thành phố nắm bắt những cơ hội toàn cầu, kết nối với thế giới và ngược lại trong xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức.
Cùng ngày, Giáo sư Klaus Schwab và lãnh đạo TPHCM cũng đã có buổi làm việc với Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR).
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi một lần nữa khẳng định sứ mệnh của C4IR tại TPHCM là thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, hướng tới nền kinh tế hiện đại, sáng tạo và xanh, trong đó có tích cực thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tự động hóa…
Đồng thời, Trung tâm sẽ tăng cường hợp tác, kết với mạng lưới C4IR trên thế giới để hỗ trợ việc đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu trên các lĩnh vực ưu tiên đột phá của Thành phố, của vùng Đông Nam Bộ phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế.
Đồng thời, huy động nguồn lực, vốn, hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới phù hợp với xu hướng của C4IR.