当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả augsburg】Giải pháp đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu

gỗ

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phúc Nguyên

Chiều 20/4/2021,ảiphápđảmbảotínhhợpphápcủagỗnhiệtđớinhậpkhẩkết quả augsburg Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cùng phối hợp tổ chức hội thảo “Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu”.

Lo ngại rủi ro từ nguồn cung gỗ nhiệt đới nhập khẩu

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch VIFORES cho biết, trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có mức tăng trưởng 20%. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, con số mục tiêu từ 14 - 14,5 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành trong năm 2021 là hoàn toàn có thể kỳ vọng. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Lập, yếu tố ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu này trong 2021 là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các loài gỗ tự nhiên.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2 - 2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới, tương đương từ 40 - 50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới từ châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea. Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102, đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa.

"Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành gỗ" - ông Đỗ Xuân Lập nói.

Ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia của tổ chức Forest Trends cho biết thêm nguy cơ gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam không tuân thủ được toàn bộ các yêu cầu của quốc gia khai thác và quốc gia xuất khẩu là rất lớn.

Nghiên cứu mà Forest Trends và VIFOREST đang thực hiện về sử dụng gỗ châu Phi tại Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng cho nguồn gỗ nhập khẩu từ châu Phi, năm 2020 Việt Nam có khoảng 240 doanh nghiệp (DN) trực tiếp tham gia nhập khẩu. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ đóng vai trò chủ đạo về số lượng DN tham gia khâu nhập khẩu gỗ châu Phi vào Việt Nam.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng hầu hết các giao dịch giữa người mua (công ty nhập khẩu tại Việt Nam) và người bán (công ty xuất khẩu tại châu Phi) là các giao dịch online, thông qua việc trao đổi hình ảnh của gỗ qua mạng xã hội như zalo hay facebook. Các DN, đặc biệt là các DN nhỏ, không có điều kiện và tài chính và con người hầu như không có các hoạt động kiểm tra thực địa về các hoạt động trong chuỗi cung xuất khẩu. Các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xuất khẩu cũng không được kiểm chứng về tính xác thực.

Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu dưới nhiều hình thức

Để kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng. Điều này liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hiệu quả Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định 102), trong đó kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của nghị định.

Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ.

Bàn về giải pháp kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong thời gian tới, ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho rằng, giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu là gỗ tự nhiên cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu nhập khẩu và tiêu dùng nội địa.

Về khía cạnh chính sách, Việt Nam cần siết chặt quản lý trong khâu nhập khẩu đối với nguồn gỗ rủi ro theo tinh thần của Nghị định 102, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu cần được tăng cường và thực hiện hiệu quả. Các doanh nghiệp cần đảm bảo, cam kết và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ trong bộ hồ sơ nhập khẩu.

Đồng thời, nhằm tăng cường tính xác thực của hồ sơ giấy tờ trong bộ hồ sơ xuất/nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam nên thiết lập kết nối chính thức với chính phủ của các quốc gia cung gỗ nguyên liệu rủi ro cho Việt Nam. Kết nối này giúp cho các cơ quan chức năng của Việt Nam nắm rõ được quy trình trong chuỗi cung xuất khẩu, các yêu cầu pháp lý có liên quan tới các hoạt động của chuỗi và tính xác thực của các giấy phép, tài liệu nằm trong bộ hồ sơ xuất khẩu. Kết nối này cũng có thể giúp cho Chính phủ Việt Nam tiếp cận đối với nguồn thông tin về các DN được phép khai thác, chế biến và được phép xuất khẩu tại quốc gia xuất khẩu.

Ở góc độ cơ quan giám sát quản lý, ông Đào Duy Tám - Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, thời gian tới, ngoài việc cùng các bộ, ngành ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, như việc lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam, cơ quan hải quan cũng tiếp tục tạo thuận lợi hơn cho các DN, đặc biệt là xuất khẩu lâm sản. Thực hiện Nghị định 102, ngành Hải quan cũng sẽ có một số kiến nghị với Tổng cục Lâm nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời nghiên cứu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như áp dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin hỗ trợ DN, cơ quan hải quan còn tạo điều kiện để DN nộp hồ sơ điện tử đến tất cả các cơ quan quản lý nhà nước khi làm thủ tục các thủ tục hành chính. Như vậy, DN sẽ chỉ phải nộp một bộ hồ sơ chứng từ cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Về phía hiệp hội, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh: "Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra hành lang pháp lý để nhập khẩu gỗ về Việt Nam, đặc biệt là gỗ rừng nhiệt đới phải là gỗ hợp pháp. Để phát triển ngành gỗ, về lâu dài đó là văn hóa trong việc sử dụng sản phẩm gỗ của người dân. Rõ ràng tìm giải pháp để thay thế nguồn cung gỗ rừng nhiệt đới là giải pháp cần phải xem xét của các bên".

Phúc Nguyên

分享到: