【thứ hạng của spartak moscow】Làm tốt hòa giải để hạn chế mâu thuẫn đất đai

Để hạn chế mâu thuẫn,ốthagiảiđểhạnchếmuthuẫnđấtđthứ hạng của spartak moscow tránh đưa nhau ra tòa giải quyết thiệt hơn khi các tranh chấp đất đai đang ngày càng phức tạp như hiện nay, thì công tác hòa giải, nhất là tại cơ sở là rất quan trọng.

Một buổi hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.

Những tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc tranh chấp dân sự, trong đó các tranh chấp có liên quan đến đất đai chiếm gần 40% số vụ việc. Theo các ngành chức năng, nguyên nhân phần lớn các tranh chấp liên quan đến đất đai hiện nay, là do biến động về giá đất, việc chuyển nhượng của các đương sự nhiều trường hợp chưa tuân thủ về hình thức; quá trình sử dụng đất có sự chồng lấn giữa các hộ dân.

Song song đó, một số vụ kéo dài trong nhiều năm và khó giải quyết do nguyên nhân khách quan như quy định của pháp luật về quản lý đất đai có sự thay đổi hoặc có sự điều chỉnh trong việc lập bản đồ, thay đổi bản đồ địa chính. Đơn cử như vụ việc tranh chấp của gia đình ông Trần Văn Phúc, ở thị trấn Gạch Ròi, huyện Châu Thành A. Theo đó, vụ việc bắt đầu khi cha mẹ ông qua đời, để lại di sản tạo lập được là 1 căn nhà, hơn 20.000m2 đất vườn và 20.000m2 đất ruộng.

Sau đó, do làm ăn xa nên các thành viên trong gia đình thống nhất để ông Phúc quản lý phần tài sản trên. Đến năm 1999, ông Phúc đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không đồng ý với việc ông Phúc sử dụng phần đất này, một số thành viên khác trong gia đình yêu cầu phân chia phần đất vườn 20.000m2. Vụ việc kéo dài nhiều năm, được hòa giải nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Theo ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, có nhiều vụ việc sau khi người có tài sản (cha, mẹ, ông, bà…) qua đời, thế hệ con cháu, những người thân thích trong gia đình, dòng tộc, láng giềng sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận dân sự về đất đai trước đó. Bởi đất đai ngày càng có giá nên có những vụ chỉ cần vài trăm, vài chục, thậm chí vài mét vuông đất cũng có thể phát sinh tranh chấp.

Nhằm giải quyết các tranh chấp về đất đai, pháp luật đã có nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể, tại Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, có nội dung Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, cho rằng, hiện nay, theo quy định pháp luật, việc hòa giải đối với tranh chấp đất đai ở cấp xã được xem là thủ tục bắt buộc. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình hòa giải phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Ông Phan Văn Phúc, hòa giải viên cơ sở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Việc hòa giải tại cơ sở đối với tranh chấp đất đai có ưu điểm là các hòa giải viên là người tại địa phương nên nắm rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất. Trong quá trình hòa giải, chúng tôi cũng thường dùng lý lẽ và tình cảm tác động nên cơ hội hòa giải thành sẽ cao và không mất đi tình làng nghĩa xóm”.

Toàn tỉnh hiện có gần 530 tổ hòa giải với hơn 2.700 hòa giải viên. Đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện việc hòa giải tại cơ sở, nhất là những mâu thuẫn về đất đai. Nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa các kỹ năng hòa giải, hàng năm, Sở Tư pháp tỉnh và phòng tư pháp cấp huyện đều tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường nghiệp vụ cho lực lượng này.

Cũng theo ông Đồng Việt Phương, do yêu cầu phát triển kinh tế dẫn đến hệ lụy là các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn. Điều đó, đòi hỏi các hòa giải viên ở cơ sở phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới và trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải trong lĩnh vực đất đai nhằm hạn chế tối đa những vụ việc hòa giải không thành, phải chuyển lên cấp trên.

Do đó, theo ông Đồng Việt Phương, thời gian tới, Sở Tư pháp tỉnh sẽ  tiếp tục phối hợp với các địa phương trong việc quan tâm bồi dưỡng giúp nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên, đặc biệt là kỹ năng hòa giải về tranh chấp đất đai. Đây được xem là tiền đề, điều kiện cần thiết để công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung phát huy hiệu quả hơn nữa, góp phần hạn chế tranh chấp đất đai trong dân.

Bài, ảnh: Đ.BẢO