【ty le ca cuoc anh】Sẽ thay đổi căn bản mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Nhất quán thủ tục hành chính,ẽthayđổicănbảnmôhìnhkiểmtrachấtlượnghànghóaxuấtnhậpkhẩty le ca cuoc anh chuẩn hóa danh mục kiểm tra chuyên ngành qua Cơ chế một cửa | |
Năm 2020, Chính phủ yêu cầu cắt giảm thực chất 50% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành | |
Khẩn trương hoàn thiện đề án thống nhất đầu mối kiểm tra chất lượng hàng hóa |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: N.Linh |
Gấp rút hoàn thiện đề án
Theo ông Âu Anh Tuấn, định hướng của đề án không chỉ lực lượng kiểm định hải quan mà các chi cục hải quan, đặc biệt là công chức hải quan tại cửa khẩu sẽ thực hiện trực tiếp công tác kiểm tra và xác định hàng hóa có đạt yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không, trên cơ sở đó sẽ xem xét quyết định thông quan.
“Tổng cục dự kiến sẽ trang bị một số máy móc, thiết bị, phương tiện test nhanh, phương tiện kiểm tra cầm tay để giúp công chức hải quan địa phương có thể dựa vào kết quả của các trang thiết bị đó để quyết định hàng hóa có được thông quan hay không” – Cục trưởng Âu Anh Tuấn thông tin.
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, đây sẽ là đề án trọng tâm trong những tháng đầu năm 2020 của ngành Hải quan. Để triển khai nhiệm vụ, Cục Giám sát quản lý về hải quan sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan, trình Bộ Tài chính, để trình Chính phủ phê duyệt Đề án. Trên cơ sở đó, cơ quan Hải quan rà soát và sửa đổi, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có thể triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để được thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ về thông quan hàng hóa quy định tại Luật Hải quan và các Luật chuyên ngành. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, để thông quan hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan giấy phép hoặc giấy tờ về kết quả kiểm tra (kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm, hợp chuẩn, hợp quy).
Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Hệ thống văn bản quy định về chuyên ngành khá đầy đủ, tạo được môi trường pháp lý cần thiết với chủ trương bảo đảm an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập làm phát sinh thủ tục hành chính, làm tăng chi phí, kéo dài thời gian làm thủ tục của doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. Từ đó, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong giao lưu thương mại qua biên giới.
Tiếp tục mục tiêu cải cách
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, ngày 13/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019, trong đó giao: “Bộ Tài chính cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm, trình Chính phủ trong Quý 1 năm 2020.”
Theo Phó Trưởng phòng Giám quản 1 (Cục Giám sát quản lý về hải quan) Lê Nguyễn Việt Hà, đề án nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Đề án là nhằm cải cách mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội; Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm kiểm tra của cơ quan/tổ chức thực hiện kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra chất lượng theo Đề án mới phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với các Công ước/ Hiệp định quốc tế Việt Nam đã ký kết và tham gia; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành; Thừa nhận, công nhận kết quả kiểm tra chất lượng của nước xuất khẩu, nhập khẩu; Áp dụng truy xuất nguồn gốc.
Đặc biệt, với mô hình mới, đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ phải kiểm tra một lần, tại một địa điểm, do cơ quan Hải quan làm đầu mối thực hiện kiểm tra.